Người ta
cứ nói rằng cuộc sống ở Mỹ là thiên đường, nhưng nếu không ở Mỹ, mấy ai
biết được cuộc sống ở đây có nhiều áp lực như thế nào. Cuộc sống ở Việt Nam dù mức sống còn nghèo nhưng kể ra lại an nhàn, thoải mái hơn (đối với những người có bằng cấp).
Thử
so sánh chi phí của 1 người từ khi vào đại học cho đến khi đi làm. Ở
VN, cứ cho là học phí 1 năm từ 1,6 đến 1,8 triệu – mức học phí như vậy
là khá rẻ so với mức thu nhập chung chung của các phụ huynh. Mức học phí
này được trả theo học kỳ nên có thể cũng không quá khó. Gia đình nào
quá nghèo cũng có thể vay mượn NN hoặc được trợ cấp theo dạng gia đình
khó khăn.
Tuy
nhiên số tiền này bạn có thể có được nếu cố gắng học tập. Nếu bạn là
sinh viên giỏi, 1 tháng có thể được học bổng 180.000, hoặc 240.000 (nếu
xuất sắc) Về chi phí sinh hoạt, nếu bạn ở với ba mẹ coi như tiền ăn
uống, nhà cửa không tính, chỉ còn tiền tiêu vặt và xăng xe mà thôi (chưa
kể phần lớn SV đi xe đạp). Nếu bạn học xa nhà, thường thì gia đình chu
cấp khoảng 2.000.000 -3.000.000/1 tháng .Nói chung thường thì số tiền
này chia ra hàng tháng cũng không quá nhiều, và phần lớn ít ai tự chi
trả cho mình, và vì vậy ra trường ít khi nợ nần vì chi phí học tập. Mà ở
VN, nếu quá nghèo không đủ chi trả, ít ai dám nợ nần quá nhiều để con
đi học ĐH.
Còn
ở Mỹ, đi học College, University là chuyện đương nhiên, và đi học là
coi như đã nợ rất nhiều vì đa số đều tự lập tất cả mọi thứ. Nếu bạn học
trường công, học phí 1 năm có thể ít nhất 5,000 – 10,000 (trường tư
30-45,000/năm), 4 năm như vậy khoảng 20-40.000 và đa số là thuê nhà ở riêng (khoảng 800-1000$/tháng), tự lo ăn uống chi tiêu -
ít nhất 1000/tháng => 24,000/năm. Như vậy ít nhất trong 4 năm đại
học phải mất khoảng 116,000 đến 136,000. Đó là chưa kể xăng xe, bảo hiểm
xe, bảo hiểm y tế, nhân mạng.
Với số tiền khổng lồ như vậy, thường thì sinh viên phải vay nợ chính
phủ để trả học phí, và tất nhiên khi ra trường bạn phải nai lưng ra làm
việc để trả nợ.
Ở
Việt Nam, với các sinh viên ĐH ra trường, trung bình kiếm
3.000.000tr/tháng (lương NN, chưa kể làm cho công ty nước ngoài thì
lương phải gấp 3,4 lần), nếu thực sự muốn đủ sống cũng ok, bạn có thể
tiêu xài tiết kiệm và cũng có thể ăn nhờ, ở đậu với ba mẹ (nếu không có
mộng làm giàu, mua nhà – thời buổi này 1 nhà 2 con – cứ cho là 1 trai 1
gái – con gái theo chồng về làm dâu, như vậy chỉ còn con trai ở chung
với cha mẹ, không mua nhà cũng ok, về ở bám ba mẹ thôi).
Và
tất nhiên bạn cũng chẳng phải lo tiền nhà nếu bạn vẫn chưa lập gia
đình. Còn ví dụ như bạn sinh sống xa gia đình, phải có tiền nhà và tiền
sinh hoạt, tất nhiên chi phí cao hơn nhưng mức lương của 1 SV ra trường ở
SG, HN cũng có thể chi trả đủ mọi thứ - (có thể nhiều trường hợp không
dư dả đồng nào). Nhưng ít ra bạn không phải lo lắng nhiều
về nợ nần. Không bị thuế má, nợ nần, bảo hiểm ràng buộc nhiều, 1 SV ra
trường vẫn có thể làm việc thong thả. Tính ra cuộc sống vẫn an nhàn,
tinh thần vẫn thoải mái, nhân viên nhà nước đi làm 8 tiếng về thì vẫn
còn rất nhiều thời gian cho gia đình hoặc cho bản thân.
Mặc
dù với mức lương NN ít ỏi, đa số vẫn có thể sáng sáng rung đùi uống cà
phê, chiều la cà nhậu nhẹt, cuối tuần karaoke, nhà hàng, vẫn có thể mua
vé đi xem liveshow hay vào phòng trà nghe ca nhạc, hàng năm vẫn đi nghỉ
mát theo chế độ cơ quan. Với quỹ thời gian và tinh thần khá là thoải mái
như vậy, bạn vẫn có thời gian và “cảm hứng” để bồi dưỡng đời sống tinh
thần.
Còn
ở Mỹ, là SV ra trường, bạn phải gánh cái nợ của 4 năm ĐH, mỗi tháng
phải trả khoảng 600-800$. Nếu bạn thuê nhà, cũng tương tự như thời ĐH,
từ 800-1000$ (Nếu bạn mua nhà – tất nhiên lại vay tiền Cphủ - mỗi tháng
cũng phải trả hơn 1000$ tiền vay ngân hàng, chưa kể thêm tiền thuế và
bảo hiểm nhà cửa – mà thường vay tiền mua nhà, cục nợ đó kéo dài 20-40
năm, kể cả với mức lương kỹ sư, bác sĩ, thường thì cục nợ đó vẫn theo bạn tới già).
Và
ở Mỹ, đã đi làm thì phải có xe (ít ai đi xe bus như thời SV nữa) – nếu
xe mới, lại vay tiền, mỗi tháng có thể trả 400-600 tiền nợ (trong 2,3
năm), rồi tiền bảo hiểm xe, xăng nhớt. Tiền ăn uống sinh hoạt hàng ngày,
nhiều hay ít tùy theo mức tiêu dùng của mỗi người. Nếu tiết kiệm, tiền
đi chợ hàng tháng có thể chỉ 300 -400$ vì thức ăn ở đây khá rẻ (so với
mức thu nhập trung bình).
Ngoài ra còn chi phí điện, nước, gas, điện thoại, bảo hiểm y tế, nhân
mạng. Đó là chưa kể nếu bạn mở một công ty riêng, hàng tháng phải trả
rất nhiều loại thuế (city, county, state, federal tax...)và các chi phí
khác. Ở đây, ít ai có thể “ăn chơi” thoải mái như ở Việt Nam. Có lẽ đi
ăn ở nhà hàng thật hiếm hoi, chỉ có mấy tiệm ăn nhanh rẻ tiền mới đắt
khách mà thôi. Tất nhiên, restaurant vẫn đông, nhưng dành cho người giàu
nhiều hơn. Và tất nhiên, với nỗi lo nợ nần, sinh hoạt hàng tháng, ít ai
lo đến cuộc sống tinh thần (ít ra là đối với những người VN sống ở Mỹ,
có mức thu nhập trung bình –thấp).
Đó
là chưa kể luôn luôn bị stress vì công việc, nỗi lo thất nghiệp có thể
dẫn đến mất nhà, mất xe, mất tất cả, thậm chí mất con (ví dụ với những
người ly dị, nếu thất nghiệp chắc đành nhường quyền nuôi con cho người
còn lại). Hàng ngày, trở về nhà sau một ngày làm việc cật
lực, nhiều người sau khi lo nấu ăn, chăm sóc con cái chỉ muốn đi ngủ sớm
để nạp năng lượng cho ngày làm việc hôm sau, ít ai còn quan tâm trên TV
đang chiếu chương trình gì hay ngoài rạp có phim gì mới, phim gì hay.
Cứ như vậy, con người ngày ngày cứ phải quay cuồng làm việc kiếm tiền,
tiêu trả, trả rồi lại tiêu, ít ai quan tâm đến đời sống tinh thần nữa.
Có lẽ vì vậy mà người Mỹ có tiếng là bị vật chất hoá?
Đối
với người đau ốm, có lẽ mọi người vẫn nghĩ ở Mỹ tất cả đã có medicare
hoặc insurance chi trả, không việc gì phải lo. Điều đó cũng không hẳn
đúng. Trợ cấp của chính phủ hay insurance cũng chỉ lo đến một mức nào đó
mà thôi, quá mức qui định thì thân nhân phải phụ giúp 20-30% viện phí. Ở
đây có những người VN già yếu, vào bệnh viện phẫu thuật, nằm viện lên
đến cả triệu đô, chính phủ không chịu chi trả nữa mà bắt người nhà phải
lo 20% - thử hỏi ai lấy đâu ra 200.000 USD để lo liệu? Chỉ có nước đem
về nhà cho xong! (Rất nhiều người già yếu phải nằm viện hàng tháng trời
như vây). Ở Việt Nam, trừ các bệnh quá hiểm nghèo, ít khi viện phí lại
cao bằng giá tiền có thể mua được 1 cái nhà như vậy.
Còn
đối với người sinh nở, ở Việt Nam, sinh con xong có thể nằm lại bệnh
viện 5-7 ngày, nhưng ở Mỹ, nếu không sinh mổ thì hôm sau phải lo ôm con
về nhà ngay vì viện phí rất đắt. Với việc nuôi con, nhiều gia đình khá
giả Việt nam có thể thuê người giúp việc để giúp cho cả bà mẹ trẻ và em
bé, hoặc trông nom em bé cho bà mẹ đi làm. Nhưng ở Mỹ hầu
như mọi người đều phải tự lo liệu cho mình, có những người Mễ, hoặc da
đen, hôm trước mới thấy chở con từ bệnh viện về, hôm sau đã thấy “xách”
con đi chợ rồi. Hết phép nghỉ sinh, tất nhiên phải gởi con ở daycare để
đi làm, và chi phí này không hề rẻ chút nào, khoảng 1,500USD/tháng. Đối
với những người VN (sống ở đây) có mức thu nhập thấp và có hơn 1 đứa
con, họ thà ở nhà giữ con còn hơn đi làm cực nhọc mà cũng chỉ đủ trả
tiền giữ trẻ mà thôi.
Bởi
vậy nếu nói cuộc sống ở Mỹ sung sướng, có lẽ không đúng. Có thể bạn sẽ
sung sướng nếu bạn phải bỏ ra rất nhiều năm học hành, làm việc rất chăm
chỉ (và chăm chỉ ở đây là làm việc cật lực và hiệu quả,
không có nghĩa chăm chỉ làm đủ 1 ngày 8 tiếng như VN). Tuy nhiên, dù bạn
có sung sướng, công việc ổn định, không lo thất nghiệp đi nữa thì bạn
vẫn luôn gánh cục nợ xe, nhà trên lưng cho đến tuổi già - tuổi chỉ ở nhà ăn trợ cấp và có thể là bắt đầu được relax cả về thể chất lẫn tinh thần.
….Như vậy, đâu mới thực sự là thiên đường?
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét