Thứ Bảy, 13 tháng 12, 2014

HOA ĐÀO NĂM NGOÁI CÒN CƯỜI GIÓ ĐÔNG


Trong thời công ăn việc làm thuận buồm xuôi gió, ít ai lằn khằn tự vấn đại loại "tại sao nhìn vào việc gì cũng chán ngán như thế?", hay đậm đặc siêu hình hơn "rốt cuộc thì sự cày bừa đem lại ý nghĩa gì?", như trong những tháng ngày này, khi mà tình trạng huyết áp của nền kinh tế được chẩn đoán là xấu, rất xấu.


Khái niệm "lạc nghiệp" trong câu thành ngữ rút gọn "an cư lạc nghiệp" của dân gian, hoặc đầy đủ hơn, theo Hán Thư, là "các an kỳ cư nhi lạc kỳ nghiệp" (tạm dịch: mọi người đều được an cư và vui vẻ làm việc) lại được đem ra chẻ làm tám, hòng lý giải cho tâm trạng làm ăn vào hồi mất lửa.

Lạc nghiệp, nói khái quát là niềm vui trong công việc, nghề nghiệp, theo kinh nghiệm người xưa, phải được đặt trên nền tảng của an cư. An cư hay sự ổn định vẫn được hiểu nôm na, ở tầng mức tối thiểu, là có nơi cư trú, cơ ngơi, ổn định về phương diện cơ sở vật chất. Người không an cư, theo nghĩa này, là kẻ "không có một tấc đất cắm dùi" (thì làm sao dám nói chuyện lớn được!), chẳng có tài sản gì để "thế chấp" ngoài cái mạng cùi.

Nhưng an cư còn là biểu trưng cho một tình trạng yên ổn khác, về mặt tinh thần, để có thể đạt đến phương diện an trú, hài lòng, vui vẻ với cuộc sống.
Sự an trú với cuộc sống có được khi con người thiết lập một cách hài hòa mối tương quan với thiên nhiên, và thứ đến, là với nhân quần, ngay từ trong cái cộng đồng nhỏ là gia đình đến những đơn vị rộng lớn là tập thể, đất nước, thế giới mà mình đang là một hạt nhân tích cực liên đới. Với nhiều người, sự an trú về tinh thần còn có được với đôi mắt hướng thượng để đối thoại hài hòa với đời sống siêu nhiên, trời đất, với người đã khuất qua một đời sống tâm linh lành mạnh.

Có được sự an cư rồi, thì cái ý nghĩa lao động, sự dự phần sáng tạo của con người vào đời sống qua công việc nghiễm nhiên được xác định. Công việc không chỉ đơn thuần thỏa mãn khía cạnh tạo ra của cải vật chất, mà là thông qua lao động, con người chia sẻ năng lực sáng tạo, kết nối xây dựng sự liên đới, tương giao tốt đẹp trong cuộc sống với môi trường chung quanh. Tự thân người ta hiểu rằng, làm việc là để sống và sống có chất lượng, mà không phải lên gân hô hào "lao động là vinh quang" chi cho ra vẻ sân khấu hóa. Sâu xa hơn, trong công việc đã là lối sống, tâm tình, sự dấn thân, nguồn hứng thú và tín thác của con người vào cuộc đời.

Việc làm ăn khó khăn, kiếm tiền khó hơn, nhiều dự án làm ăn bạc tỉ bày ra rơi vào cảnh tiến thoái lưỡng nan giữa lúc thị trường hẩm hiu nguội lạnh, nhiều người từ đỉnh cao phú quý trở nên trắng tay không tấc đất cắm dùi chỉ sau một đêm, lắm kẻ hôm qua xênh xang phù phiếm siêu xe đưa rước, chân dài ỏn ẻn theo sau, nay điên đảo ca bài ca con cá của sự nợ nần, thất bát... Ngôi nhà vật chất đảm bảo cho sự an cư tối thiểu bị lung lay trong bối cảnh làm ăn đầy bất trắc. Nhưng, sự lung lay của ngôi nhà vật chất đó chỉ là một phần. Điều đáng nói hơn, là cái ngôi nhà tinh thần của xã hội, lẽ ra trong lúc này phát huy tác dụng như một cơ chế cứu vãn niềm tin con người, giúp con người thoát ra khỏi tình trạng điêu đứng buồn chán, hay gợi mở những triển hạn tương lai sáng sủa, thì ngược lại, đây là thứ tạo ra trạng thái bất an nặng sâu hơn.

Có thuyết nói rằng, đó là hệ quả của một đời sống, khi mọi giá trị được thị trường hóa, nghĩa là giá trị sống bị quy thành trị giá, thì tất yếu, khi trị giá kinh tế đi xuống kéo theo cái giá trị thuộc về tinh thần con người hàm chứa trong nó cũng tuột dốc. Nghe ra cũng có lý. Nhưng rồi có gì đó quá mức sòng phẳng và lạnh lùng. Không lẽ những giá trị muôn thuở làm nên nhân tâm, nhân cảm như nền tảng đạo đức hay lương tâm con người, tình thân ái, ruột thịt, cả sự liêm khiết trung thực nữa... cũng dễ dàng bị sai khiến bởi các chỉ số xanh đỏ, sự nóng lạnh của thị trường giá cả hay sự trồi sụt của biểu đồ phần trăm lãi suất ngân hàng đến vậy?

Mất nhà cửa, mồ côi cha mẹ, nhưng em bé Nhật Bản vẫn đứng đúng vị trí của mình trong hàng dài người chờ tiếp tế thức ăn sau thảm họa sóng thần hồi năm 2011, nhưng tại sao cũng trong tình cảnh tương tự, những thanh niên Philippines lại chọn cách tranh giành, bắn giết nhau để có miếng ăn sau thảm họa bão Haiyan 2013? Chưa vội kết luận tốt xấu, hay phán xét về mặt nhân phẩm, dân tộc tính, nhưng hãy thử lý giải xem điều gì xảy ra trong thần kinh con người chi phối hai lối phản ứng khác biệt trong cùng một tình huống?

Nhiều người nói rằng do tập tính, tính cách dân tộc. Có người lại lý giải đó là bởi văn hóa. Nhưng rồi, có người nhìn ra một vấn đề cốt lõi: niềm tin. Trong trạng thái suy vi vì cái đói, cái rét, nỗi hoảng loạn mất mát, khi thần thánh cũng trở nên xa vời, thì thành trì cuối cùng giữ con người ở lại với tính người, đó là niềm tin vào chính bản thân và sự trung thực nơi tha nhân. Nhìn ở góc độ chính trị, thì đó là niềm tin vào sự công bằng và minh bạch trong xã hội. Điều đó được bồi đắp, thiết lập từ trong tập quán, trong truyền thống chính trị, thể hiện qua quy ước hành xử mà biểu trưng cao nhất là cơ chế chịu trách nhiệm giữa chính quyền với người dân.

Em bé Nhật Bản tin chắc rằng, mình xếp hàng, những người khác cũng tuân thủ nguyên tắc đó, và tất cả đang được những người điều hành hoạt động cứu trợ thu xếp ổn thỏa công bằng trong trật tự, chu đáo. Điều đó chỉ có ở những xã hội ổn định về tổ chức. Còn chàng trai người Philippines thì không tin vào điều đó. Anh ta lồng lộn lên trong đám người hoảng loạn vì nếu không như thế, thì vợ con, cha mẹ, bản thân anh ta sẽ bị kẻ khác, bằng bạo lực cướp mất miếng ăn. Đó là phản ứng đường cùng trong một cơ chế xã hội sinh tồn hỗn loạn. Niềm tin vào sự tổ chức, khả năng điều hành xã hội rất yếu. Sự rối loạn bùng phát từ một đám đông có chung cảm giác bị bỏ rơi.

Rơi vào tình huống tương tự, chắc chắn rằng, đám đông ở nhiều xã hội khác còn có cách hành xử tệ hại hơn.
Khủng hoảng kinh tế xảy ra trên toàn cầu. Thất nghiệp, thua lỗ, khó khăn là chuyện của mọi quốc gia nhưng ứng xử với khủng hoảng của người dân mỗi nơi sẽ mỗi khác. Cũng là thất nghiệp, nhưng có người xem đó là cơ hội để dùng đồng tiền tích lũy đi du lịch ba lô, tranh thủ học những sàng khôn, chờ kinh tế phục hồi thì quay lại công sở, có người dân trở về nhà, coi sự thất bát trong làm ăn là một dịp thức tỉnh sau quá trình phung phí tiêu dùng, sống giản dị hơn, có người ngồi thử viết một cuốn sách, cũng có người dành sự rảnh rỗi để chăm sóc gia đình, con cái nhiều hơn...

Đó là những phương cách thích ứng với hoàn cảnh tích cực và cho thấy niềm tin vào tương lai, tin vào khả năng tự phục hồi của đời sống vật chất, công ăn việc làm trong một ngày không xa. Sự tiết giảm chi tiêu, thay đổi lối sống theo hướng thích nghi với hoàn cảnh sẽ phần nào giúp con người tìm thấy cảm giác sống mới mẻ, thậm chí, biết cách vẫn tận hưởng được đời sống trong khả năng giản dị nhất có thể.

Dĩ nhiên, sự thay đổi để an trú trong hiện tại sẽ dễ dàng hơn trong một điều kiện an sinh đảm bảo, đủ tạo cho người ta niềm tin rằng, trước mắt, có thể tình hình còn đầy thách thức, nhưng chúng ta vẫn còn sức để trụ được "qua mùa lửa đạn" và với những nỗ lực thay đổi từ cá nhân đến cộng đồng, từ thường dân đến trách nhiệm chính phủ, rồi đây mọi thứ sẽ sớm cải thiện.

Chúng ta thì sao? Mới cách đây vài năm, chỉ số hài lòng về đời sống của người Việt đứng hàng đầu thế giới, vậy mà chỉ qua một đợt khủng hoảng, chỉ số này đã giảm nghiêm trọng. Những ngày cuối năm, có cuộc điều tra xã hội học công bố 42% nông dân không hài lòng về cuộc sống. Hẳn con số không hài lòng cuộc sống sẽ còn cao hơn với khu vực tưởng chừng "an cư" nhất là kinh doanh địa ốc, và kể cả khu vực được coi là mạch máu nền kinh tế - khu vực tài chính ngân hàng hay kinh doanh báo chí...

Vậy có thể nói gì về tinh thần "lạc nghiệp" của mỗi người ở đáy của cuộc khủng hoảng toàn diện? Bằng mọi phương cách, hãy tìm về nhịp chuẩn đời sống để tự cứu mình thôi. Trong cuốn sách có tựa Alain nói về hạnh phúc, triết gia Pháp Émile Chartier (1868-1951) viết: "Những công việc uể oải giống như những cuộc bách bộ chầm chậm, vừa bước đi và thở dốc. Người ta mệt mỏi suốt cuộc dạo bộ đó và sẽ còn mệt khi về đến nhà. Ngược lại, trong công việc nặng nhọc nhất, người ta lại cảm thấy nhẹ nhàng, không uể oải, sau đó có thể tận hưởng sự nghỉ ngơi hoàn toàn và cuối cùng là một giấc ngủ ngon".

Ngay trong thời của mình, Alain đã bị khối người cho là kẻ lạc quan vô phương cứu chữa. Bất luận là vậy, người ta vẫn tìm đọc Émile Chartier. Số người tìm đọc ông từ bấy đến nay chắc cũng ngang ngửa với những hàng dài ghi danh vào các khóa yoga, thiền ngắn hạn sau giờ làm việc mà ta đang thấy.


Thứ Bảy, 6 tháng 12, 2014

THƯƠNG THAY CÁI PHẬN ĐÀN BÀ


Thay đổi suy nghĩ của một người đã khó, thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của cả một xã hội là điều cực kỳ khó. Vài chục hay vài trăm năm chắc mới dám mơ đến.


Ở xã hội phương Đông, quan niệm trọng nam khinh nữ vẫn còn rất nặng nề. Điều này bám rễ trong suy nghĩ của nhiều thế hệ. Ngay cả phương Tây, nơi được cho là có hệ tư tưởng cởi mở hơn rất nhiều, vẫn đặt phụ nữ là nguồn căn của tội lỗi khi cho rằng bà Eva là người dẫn dụ ông Adam ăn trái cấm. Và từ đó, những thứ liên quan đến dục tính xấu xa vẫn được người đời gắn cho đàn bà.

Bây giờ khi tôi nói đến một trang web sex, một cuốn phim sex, trừ những bạn gay ra, hầu hết mọi người, kể cả đàn bà, sẽ nghĩ đến một trang web ngập đầy hình ảnh đàn bà trần truồng, đóng vai trò giải trí về mặt thỏa mãn sinh lý cho đàn ông. Bản thân đàn bà, họ đâu muốn mình trở thành “biểu tượng” cho sự đồi trụy, nhưng do chính suy nghĩ còn thiên lệch của xã hội đã gắn điều đó lên đàn bà.

À, lại nói đến tình dục một chút.
Nhu cầu tình dục là một trong nhóm nhu cầu cơ bản của con người. Đàn ông có, đàn bà cũng có. Và do theo nhiều tài liệu cho biết, nhu cầu của đàn bà cao hơn đàn ông, chỉ là đàn bà không dám bộc lộ điều đó ra vì sợ bị cho rằng mình là người “dâm loàn, trắc nết”, trong khi, đàn ông nếu có nhu cầu tình dục cao thì được cho là bình thường, thậm chí còn được đánh giá là “khỏe mạnh”. 
Vậy mới thấy, ở một vấn đề cơ bản như tình dục thì đàn ông và đàn bà đã bị đánh giá rất khác biệt với nhau. Việc này cũng bắt nguồn từ suy nghĩ trọng nam khinh nữ mà ra.

Tôi có một người bạn, chị năm nay ba lăm, đã quyết định ly dị chồng cách đây ba năm,  do anh ta sau khi lấy vợ vẫn không bỏ được thói trăng hoa. Ngày chị cầm cái tờ giấy bắt anh ký vào, mẹ chị ngăn cản hết sức, “đàn ông năm thê bảy thiếp được mà con, chứ đàn bà một đời chồng rồi thì có ai còn thèm ngó đến”. 

Nhưng chị vẫn kiên quyết bỏ anh, hai người chưa có con nên cũng không có nhiều vướng bận. Thời gian dài sau đó, chị bị trầm cảm vì chịu rất nhiều điều tiếng từ họ hàng, chòm xóm dị nghị cho cái danh “đàn bà bỏ chồng”.

Tôi nhớ hoài câu chị nói trước lúc chia tay để đi định cư ở một đất nước khác, “Làm đàn bà đã khổ, làm đàn bà ở Việt Nam còn khổ hơn”. Thay đổi suy nghĩ của một người đã khó, thay đổi suy nghĩ, cách nhìn nhận của cả một xã hội là điều cực kỳ khó. Vài chục hay vài trăm năm chắc mới dám mơ đến. Thôi thì lại như lần trước, ngồi ngâm Kiều mà thương phận đàn bà.
"...Đau đớn thay, phận đàn bà,
Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung..."

CHÀO EM, CÔ GÁI TUỔI 30


Thoắt cái đã đến mùa đông, mùa của những vòng tay ôm ấm áp. Cũng thoắt cái đã hết những ngày được rong chơi, chính thức bước vào tuổi băm - cái tuổi mà người phụ nữ có quá nhiều điều ngỡ ngàng.

Phụ nữ tuổi 30 nhạy cảm hơn với thời gian. Dấu vết của những ngày đã qua bắt đầu xuất hiện nơi gò má, đuôi mắt, đôi tay, khóe miệng và cả trong ánh mắt. Mỗi chiếc lá rơi đều có thể làm họ bồi hồi, nuối tiếc. Mỗi lần tạm biệt cũng đều làm dấy lên trong họ cảm giác xót xa.

Phụ nữ tuổi 30 nhớ nhiều về những ngày đã qua nhưng họ không để bản thân mình chậm lại với những hoài niệm. Họ bắt đầu nghiền ngẫm, kiểm kê xem mình đã có những gì, làm được gì và cần thêm gì... Họ bắt bản thân mình không được thất bại nữa.

Phụ nữ tuổi 30 như con chim sợ cành cong, đậu xuống rồi lại bay lên tìm kiếm sự che chở nơi bầu trời mẹ. Con đường họ đã đi qua khiến họ cảm thấy mình nhỏ bé, họ sợ những gai góc cuộc đời sẽ lại cào trúng những vết thương trên thân mình.

Phụ nữ tuổi 30 thấy mình kém xinh nhưng họ tự tin vì mình quyến rũ. Họ ghen tỵ với những tuổi xuân bên cạnh nhưng họ tặc lưỡi: "Rồi cũng giống mình thôi". Phụ nữ tuổi 30 có những lúc chơi vơi thấy mình cần một chút dịu dàng, yếu đuối. Họ muốn mình bớt mạnh mẽ lại, để được một ai đó dìu mình đi qua những sóng gió cuộc đời.

Phụ nữ tuổi 30 gọi nhiều nhất hai chữ "Con ơi". Họ đặt tất cả niềm tin, hy vọng và sự quan tâm chăm sóc lên những thiên thần bé nhỏ xung quanh mình. Người đã lập gia đình thì yêu con, người chưa lập gia đình thì yêu cháu. Bản năng làm mẹ cháy lên mãnh liệt qua đôi mắt trìu mến nhìn trẻ thơ.

Phụ nữ tuổi 30 biết mình không thể buồn vu vơ, nhưng họ vẫn thường xuyên rơi vào trạng thái trống rỗng. Có quá nhiều cảm xúc ngỡ ngàng với những điều đã mất, họ cố tình dứt đi những cái gai nhím trên lưng mình để thử làm một người phụ nữ như mơ ước giản đơn thời con gái.

Chủ Nhật, 30 tháng 11, 2014

RANH GIỚI CỦA ĐÀN BÀ




Đời đàn bà sinh ra, dường như gắn liền với những cái ngưỡng.
Lúc còn nhỏ, cha mẹ dặn đi đâu cũng về sớm, con gái phải ở trong nhà, tề gia nội trợ, việc ngoài đường là của đàn ông. Ông bà xưa cũng dặn lại bốn chữ "Khuê môn bất xuất" thì mới được cho là thục nữ. Bởi vậy, đàn bà lúc nhỏ gắn liền với cái ngưỡng cửa nhà, muốn bước qua mà sao gian truân quá.

Lớn lên chút, đời đàn bà gắn với ngưỡng tài năng. Làm gì cũng ít khi được công nhận. Học hành, người ta cũng bảo học làm chi cho cao, đời con gái lấy chồng sinh con là giỏi lắm rồi, học cao quá đàn ông họ sợ, họ không dám đến gần. Mà đúng thật, đàn ông thường sợ đàn bà thông minh, bởi đàn bà thông minh thường ít khi tin vào đàn ông, họ thích tin bản thân mình hơn, vì vậy đàn ông thấy yếu thế trước đàn bà nên sợ.


Đàn bà đẹp quá cũng không nên. Đẹp quá rồi người ta cho là chỉ có nhan sắc mà không có não. Thậm chí nếu đẹp mà còn giỏi thì cũng bị đời khinh khi là dùng nhan sắc để đi lên chứ làm gì có thực tài. Thậm chí tới cái lúc xinh đẹp, tài năng, gia đình viên mãn cũng phải chịu tiếng đời dị nghị xăm soi. Đừng tưởng đàn bà đẹp, giỏi thì đã sướng, cái khổ tâm nó còn khổ gấp trăm lần khổ thân khổ xác.Đàn bà cũng chẳng thể giỏi, giỏi đến đâu rồi cũng phải nép sau đàn ông một chút. Ngay cả trong những thứ việc người ta cho là "việc đàn bà" như may vá, vẽ vời, thiết kế quần áo, trang điểm, cắt tóc, nấu ăn... thì người giỏi nhất, được người đời vinh danh, phần lớn vẫn là đàn ông, hay chí ít có hình dáng đàn ông.

Sự chịu đựng của đàn bà, cũng nằm trong ngưỡng. Như chị bạn, có chồng, có con đề huề, chồng không tốt tính, có khi say về kiếm chuyện thậm chí thượng cẳng chân, hạ cẳng tay. Chị đau, buồn nhưng vẫn ở, "vì con", chị bảo. Nhưng chỉ cần một ngày chồng về nhà có mùi nước hoa lạ, trong điện thoại có tin nhắn tình nhân, chị hỏi cho ra lẽ, rồi quyết định ly thân để ly dị. "Với chị, khi trái tim đã thay đổi thì không thể chấp nhận được". Ngưỡng của chị cũng đến đó là cùng.

Đời đàn bà, thỉnh thoảng cũng nên ngồi tự vấn coi đâu là ngưỡng của mình, để còn biết sướng biết khổ, biết giữ biết buông, chứ tay đàn bà vốn mềm, giữ người không thuộc về mình làm chi, cho đau, rồi cuối cùng cũng vuột mất. Mở lòng bàn tay ra, thấy xước, thấy máu.

Đời đàn bà, chung quy cũng nằm trong cái ngưỡng đời... Bởi thương lắm, cái kiếp đàn bà, sinh ra hình như là đã khổ...

Thứ Năm, 27 tháng 11, 2014

NƯỚC MỸ VÀ LỄ TẠ ƠN





Ngày mai dân mỹ sẽ nghỉ lễ Tạ ơn, Hiện có 8 nước theo phong tục nàyArgentina, Brazil, Canada, Nhật, Đại Hàn, Liberia, Thụy Sĩ và Hoa Kỳ.



Tương truyền, dân Âu ăn mừng mùa màng bội thu, mừng thắng trận, và đôi khi mừng cả vua hết ốm đau, và gọi đóThanksgiving (Tạ ơn).
Người La Mã tổ chức một kỳ lễ hội cho mùa gặt lớn, tênCerelia để thờ lạy Ceres với những trò chơi, diễn hành và lễ lạc

Dân Mỹ coi Thanksgivingngày đoàn tụ gia đình nên vào tuần cuối tháng 11, dân chúng đi lại như mắc cửi. Giống dân Việt khăn gói quả mướp về quê ăn Tết. Không về đúng ngày Thanksgiving thì chả còn ai cho ăn.



Ngày 26/11/1620, một nhóm Pilgrims từ Âu châu sang Hoa kỳ bằng tàu Mayflower, bao gồm102 người Anh, và khoảng 25-30 thủy thủ do William Bradford chỉ huy. Họ đi khắp nơi nhưng cuối cùng đã cập bên Plymouth, Massachusetts.



Họ tới Plymouth Rock ngày 11 tháng 12 năm 1620. Trong sáu tháng đầu tiên, thời tiết khắc nghiệt, cuộc sống thiếu thốn, bệnh dịch đãm cho 46 người bị chết. Những người sống sót nhờ ăn thịt gà tây hoang và bắp ngô do người dân da đỏ cung cấp.



Năm 1621 họ bội thu mùa màng nên đãm lễ Tạ Ơn Trời và Bradford mời cả dân da đỏ tới dự. Có lẽ đóThanksgiving đầu tiên tại Hoa Kỳ.



Sau này, lễ Tạ ơn lan rộng nước Mỹ, nhưng mỗi nơi mỗi khác, tùy phong tục của những người di dân nên ngày lễ không đồng nhất.



Khi cuộc chiến giữa các di dân Mỹ và đế quốc Anh xảy, và George Washington thoát khỏi cuộc bao vây ở Valley Forge, ông đã tuyên bố ngày lễ Thanksgiving quốc gia vào ngày 26 tháng 11 năm 1789.



Nước Mỹ chuẩn bị nội chiến, lễ Tạ ơn lại khác nhau. Giống hai miền Nam Bắc thời xưa, Tết Nguyên đán của Hà Nội khác Sài Gòn một ngày, khác cả giờ, cho dù các cụ chửi um vì đưa cả chính trị và lễ đón năm mới của dân tộc .



Sau này Tổng thống Abraham Lincoln định ngày cho lễ này hàng năm vào thứ Năm cuối cùng của tháng 11.



Thứ 5 ăn gà tây, chén no nê. Thứ 6 Black Friday mua sắm thả cửa, thứ 7 và Chủ Nhật nghỉ ngơi, dọn nhà và quay về nơim việc. Ngày lễ nào của Mỹ cũng thực dụng, cuối tuần cộng với thứ 7 và Chủ Nhật, thế nào cũng được 3-4 ngày nghỉ liền. Trừ mỗi Quốc khánh Mỹ rơi vào 4-7 thì nghỉ đúng ngày.
Dân Việt trong ngày Tết có bánh chưng, giò chả, pháo, nem, nồi măng rồi đánh chén trong 3 ngày liền.



Dân Mỹ ngày xưa cũng thế. Lễ Tạ ơn cũng kéo dài ba ngày vì cũng phải mời nhau, mời các cụ về, các cụ đi. Có đi có lại mới toại lòng nhau. Tạ ơn các cụ trên mây nhưng dân trần gian ăn nhòe. Khácg đến dự Thanksgiving chỉ đóng góp món ăn nhưng không mang theo quà cáp như dự lễ Xmas.



Món ăn phải có turkey – gà tây quay, một món ăn truyền thống, giống bánh chưng VN. Có bí đỏ vì tương truyền loại quả này đã cứu sống những người hành hương qua mùa lạnh khủng khiếp.



Ngoài ra, còn những món nào khác thì Jennifer chịu. Theo Jennifer biết Thanksgiving của dân Việt, có gà tây, ngan, ngỗng, gà đồi, nhồi mục nhĩ, nấm hương, giò chả, bánh chưng, xôi, chè, rượu tây, rượu ta, đủ kiểu.



Thật lòng, thỉnh thoảng mình vẫn thử món turkey (gà tây), thịt chán vô cùng, ăn nhưăn cỏ. Thịt nhạt, chả có mùi vị gì. Có lẽ mời cao bồi món bánh chưng thì họ cũng cảm thấy thế chăng. Thôi thì mỗi nơi một phong tục


Thứ Tư, 26 tháng 11, 2014

KHI YÊU CON GÁI THƯỜNG NẤU ĂN MẶN???



Mình đã bật cười khi lần đầu tiên mình nghe thấy điều này: "Vớ vẩn, phù phiếm". Nhưng rồi tới một ngày, những món canh, xào, kho của mình  bị mặn hơn so với mọi ngày với mức độ thường xuyên hơn. Bố mỉm cười bảo: Sao dạo này muối rẻ thế nhỉ? Mẹ hơi nhăn mặt: "Đầu óc nó cứ để đâu đâu". Còn mình thì cười tủm tỉm: "Hình như mình đang yêu"?



Có đúng khi yêu thì nấu ăn thường bị mặn không nhỉ? Cũng đơn giản để giải thích thôi bởi khi đứng vào bếp nấu ăn mình mới thực sự cảm thấy vai trò của người phụ nữ trong gia đình quan trọng biết nhường nào. Mình được thể hiện nữ tính một cách thực tế nhất qua công việc nội trợ. Cảm giác rất vui khi nhận được lời khen từ mọi người khi vì nấu được một món ăn ngon.Và lúc đó mình thường tưởng tượng một ngày nào đó, gần, rất gần thôi mình được nấu cơm hàng ngày cho người đó ăn, tự tay đi chợ, vào bếp chế biến thức ăn và không quên tưởng tượng thêm anh ấy sẽ luôn ở bên xăng xái làm chân sai vặt cho mình: nhặt rau, lấy nước... Và tất nhiên không thể thiếu những chuyện rủ rỉ hàng ngày và những câu nói hài hước hay một hành động lãng mạn: ôm mình thật chặt từ phía sau, hôn thật bất ngờ trên má mình một cái. Ôi... còn gì hạnh phúc hơn











Nhưng mà kìa, mải mê bay bổng với ý nghĩ đó, mình quên mất là đã cho muối vào canh mấy lần rồi, và còn món cá kho nữa, mình đã ướp rồi cơ mà, sao lại tay lại cứ thêm mắm vào thế này. Phải chăng khi yêu người ta thường hào phóng hơn và không hề tính toán. Vì vậy thức ăn mặn là điều khó tránh khỏi. Đó chỉ là cách lý giải rất đơn giản của mình thôi, chứ thực tế thì mình vẫn chưa tìm ra được quy luật của nó.




Giới hạn của tình bạn là cái nắm tay nhưng tình yêu chỉ thực sự bắt đầu bằng nụ hôn. Nụ hôn phá vỡ rất nhiều ranh giới của hai người. Người con gái khi trao nụ hôn cho người mình yêu đồng nghĩa đã trao tất cả trái tim của mình cho người đó. Sau nụ hôn đầu thường thì cảm giác của con gái là bị mất mát. Có phải vì vậy mà ai đó đã hài hước nói rằng: "Chỉ có nụ hôn đầu là bị đánh cắp, còn những nụ hôn sau là buộc phải đánh cắp". Theo thời gian thì nụ hôn cũng dần được mặn mà hơn theo tỷ lệ thuận của tình cảm.

Vị mặn cũng luôn xuất hiện trong từng nụ hôn.  Câu nói này là chủ đề hài hước suốt mấy năm ở ký túc của phòng mình. C Mức độ mặn, nhạt của nụ hôn cũng chính là biểu đồ tình cảm của hai người. Có phải vì luôn mong muốn tình yêu ngày càng đậm đà hơn mà khi nấu ăn con gái lại thường cho thêm nhiều gia vị?



Người ta thường ví "yêu nhau như muối mặn, gừng cay". Tại sao lại là muối mà không phải là thứ gia vị khác? Hằng ngày chúng ta sống được không thể thiếu muối, nó cần thiết như cuộc sống không thể thiếu vắng tình yêu. Đã bao giờ một sớm bạn thức dậy lại thấy lòng mình đầy ắp thương yêu, cảm giác muốn hát lên, muốn gọi tên một người, muốn người đó ở bên cạnh mình ngay lúc này ấy chỉ để trao một ánh mắt cười. Đó chính là lúc bạn đang yêu. Tình yêu thì quá nhiều vị nhưng vị mặn luôn làm người ta nhớ nhất. Có cô gái nào khi yêu mà lại chưa một lần khóc? Vị tình yêu đó, vị mặn của nước mắt. Quá hạnh phúc làm người ta có thể khóc và tận cùng của khổ đau thì nước mắt cũng là người bạn rất gần. Vị mặn len lỏi trong sự giận hờn, xa cách, nhớ nhung. Và ai đã từng nếm cái vị mặn của sự chia tay thì đi hết cuộc đời cũng thấy khó quên. Cũng đơn giản như một bữa ăn mặn bị thì thường làm người ta nhắc tới và nhớ đến nhiều hơn là những bữa ăn bình thường khác.

Cuộc sống này thật muôn màu và tình yêu thì muôn ngàn vị. Quan trọng là bạn biết chọn vị nào phù hợp với khẩu vị của mình. Quá khó phải không hỡi những kẻ đang yêu. Và hình như mình lại đang bắt đầu chọn vị mặn?




Thứ Tư, 19 tháng 11, 2014

CẢM XÚC 1 SÁNG LẬP ĐÔNG CỦA JENNIFER



Sáng nay thức dậy, cái cảm giác se lạnh buổi sớm làm tôi chợt chùn người lại vì nhận ra đã lâu rồi mình không cảm nhận được Hà Nội đang có một buối sớm mai lành lạnh mơn man như vậy. Tôi nhoài người ra ban công, trời vẫn còn sương sớm lắm. Tuyệt thật!

 Nhìn sang mái nhà bên kia xơ xác những lá bàng khô rơi rụng xuống.…Tôi đã thấy những cây bàng con bé xíu xíu mọc lên. Có lẽ sau mưa những trái bàng rụng xuống rồi tự mình đâm chồi, sự sống kỳ diệu thật
. Và con người cũng vậy, sống thì dễ lắm nhưng quan trọng là sống thế nào mới phải. Cuộc sống cũng ví như cuộc sinh tồn vô hình. Không thích nghi được sẽ bị đào thải. Không vững vàng thì dễ dàng rơi vào tuyệt vọng. Nhiều lúc tôi hơi bi quan một chút vì nghĩ cuộc sống luôn có tính hai mặt. Cái gì cũng có cái giá của nó nhưng cái giá đó có đắt quá hay không thì lại do từng người chúng ta quyết định.


Đi qua nhiều năm tháng khi tôi nhận thức được cuộc sống không dễ dàng, tôi hiểu được nhiều quy luật (đừng nghĩ rằng tôi bảo thủ)
nhưng có lẽ phần lớn là như vậy. Cuộc sống ví như một bóng nén tự do và chứa trong nó hỗn độn nhiều thứ. Nếu ta tác động vào nó một lực bao nhiêu thì nó sẽ dội ngược lại ta một lực bấy nhiêu. Cho nên khi vô tình làm tổn thương ai đó chưa chắc lòng ta được thanh thản cho dù sau một thời gian dài nghĩ rằng sẽ nguôi ngoai tất cả. Tất cả đâu đâu cũng vậy đều có sự “vô tình” và “tổn thương” đi liền kề nhau! Và với 2 điều ấy, tôi là người đã từng sở hữu nó.

Tôi rút ra được sự cay đắng khi vấp phải khó khăn
, vấp phải nỗi buồn, vấp phải những mặt trái của cuộc sống nhưng từng ngày tôi lại nhận thấy sự trưởng thành của bản thân, cố gắng tiết chế nỗi buồn và kiềm chế cơn giận. Không gì là tuyệt vọng cũng không có gì là phẫn nộ. Cuộc sống “ KHÓ” tuy vậy cuộc sống lại ban cho chúng ta từ “NHƯNG” để thay đổi nó. “Hôm nay tôi buồn quá NHƯNG ngày mai tôi lại không buồn nữa. Hôm nay tôi không có tình yêu NHƯNG ai dám chắc ngày mai tôi không yêu ai nữa”.

Nhiều lúc tôi cảm thấy nên tập sống đơn giản thôi, chuyện gì cũng đừng nên đòi hỏi nó hoàn hảo quá vì cả bản thân mình cũng chẳng bao giờ hoàn hảo được cả. Sáng sáng, tôi thích uống cà phê sữa  nơi công sở, thêm vài viên đá nhỏ, thỉnh thoảng để cho nó tan hẳn cho miệng mình mát mát
. Tôi thích những buổi sáng Hà Nội chớm lạnh, nhìn dòng xe cộ cứ nối đuôi nhau chạy, người lên cơ quan, người đưa con đi học, người thì xui xẻo bị bể bánh xe giữa đường dắt bộ ngang qua mặt tôi. Mỗi người một kiểu, người thì bình thản lại có người vội vã. Tôi đã quen lắm những buổi sáng thế này, coi như đó cũng là một điều giản dị quen thuộc không muốn bỏ đi trong cuộc sống của mình
Ai cũng có những vết sẹo riêng của mình. Nó đau nhưng xin hãy tôn trọng vì nó cũng là một phần đi qua trong cuộc sống của chúng ta. “Nỗi buồn” và “Tình yêu” giống như hình ảnh Khánh Ly trong lòng Trịnh. Cặp tình nhân không lời… không rời… không tuổi.


Mùa yêu thương lại về, như bao lần mùa đến, 1 mùa luôn thấp thỏm trong sự đợi chờ và háo hức … và mãi mãi vẫn yêu  như chưa bao giờ hết yêu …… tôi thích cái se lạnh của MÙA mang đến cho tôi tiếng “hít hà” rồi co ro vòng tay cuộn tròn hai vai u ám ….. tôi thích những chiều tan sở, những buổi tối đi học thêm

Một mùa mới lại về, nhanh thật.... đâu đó lại sắp đầy ắp tiếng chuông jingle bell ngân nga cùng bao nhiêu dây đèn lấp lánh, bao nhiêu hang đá, bao nhiêu thiên thần, bao nhiêu cây thông ngập tràn đường phố hay ngay chính ngôi nhà tôi
….. MÙA YÊU THƯƠNG, MÙA BÌNH YÊN, MÙA AN LÀNH ……………. SILENT NIGHT, HOLY NIGHT …………

Tháng 11...cuộc sống vội vã trôi với cái cớ "cuối năm...
Còn Em chậm rãi....chờ đợi....!

Anh chưa bao giờ nói Em nghe "ngày về"...Anh bắt Em cảm nhận và tìm thấy - tìm thấy Anh trong những ảo hoặc mơ hồ...Ôi, cái trò bịt mắt trốn tìm xưa

Mùa đông lại đến bên Em ...... trong những buổi sáng se lạnh, trong những buổi chiều không nắng, và trong những buổi tối buốt da khi cùng em trên xe qua những con đường .... vẫn luôn nhẹ nhàng lãng mạn, vẫn luôn thanh thản bình yên..MÙA ĐÔNG của Em!!!!!

Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

CÁCH ỨNG XỬ LÀM NGƯỜI CÓ TÂM VÀ TÌNH




Tùy thực tế cuộc sống cho thấy, hành vi, cử chỉ của một người thay đổi, biến dạng trong không gian và thời gian nhất định, tùy hoàn cảnh giao tiếp mà ta sẽ gặp. Đồng thời, tùy vào vốn tri thức, kinh nghiệm và nhân cách, sự giáo dục và tự giáo dục mà con người có hành vi, cử chỉ khác nhau qua các ứng xử của họ.

Tôi xin bàn về một vấn đề duy nhất: Ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm

Tùy vào cảm xúc cá nhân mà họ có thể giao tiếp với ta với thái độ: Vui, buồn, hờn giận, lạnh nhạt hay nhiệt tình hồ hởi...

Sự thành công trong giao tiếp thường là biểu hiện cảm xúc: dịu dàng, nhân hậu, cởi mở, tế nhị... thường là sẽ gây ấn tượng sâu sắc vào đối tượng giao tiếp! Ít ai gieo ấn tượng bằng thái độ bất nhã, hời hợt, nóng nảy, thô bạo... Sự thất bại trong giao tiếp là điều không tránh khỏi.

Nói như vậy thì ai chả nói được, mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng các bạn có biết, ứng xử phải xuất phát từ cái TÂM. Biết rằng mỗi người một tính cách khác nhau nhưng chung quy ai cũng có cái TÂM. 

Có người ứng xử với người khác xuất phát từ cái TÂM NHÂN HẬU, cái tâm nhân hậu sẽ khiến cho người đó ứng xử vói người đời một cách độ lượng, nhân đạo, tôn trọng nhân cách của người khác. 



Người này, dễ cảm thông, chia sẻ những nỗi đau của người khác hoặc sẽ vui sướng vì sự thành công của bạn bè, luôn luôn mong muốn mọi người cùng tiến bộ, thành đạt. Những người này thường được xây dựng được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống và công việc.


Trong cuộc sống, có một số người có cách ứng xử ác tâm (không nhân hậu) thích ứng xử với mọi người một cách ti tiện, vô nhân đạo thiếu tôn trọng nhân cách của người khác: họ không biết chia sẻ, không biết cảm giác của người khác về rủi ro, bất hạnh, đố kỵ trước sự thành đạt của người khác, không muốn cho người khác hơn mình. Trong nói năng, ứng xử thường xúc phạm đến lòng tự trọng đến người khác. 


Chính cái tâm chưa tốt mà họ thường không thành công trong cuộc sống và trong công việc.



Cái TÂM chỉ dẫn con người về cung cách ứng xử, sắc thái biểu hiện ra bên ngoài của mỗi người một khác nhau: Người thì sôi nổi, người thì trầm lặng nhu mì. Thực tế thì không ai giống ai trong cung cách cư xử. Nhà văn Lê Lựu đã viết: “Không có cách sống nào là châm ngôn phổ biến hoàn hảo cho tất cả hoàn cảnh, mọi tầng lớp một cách cụ thể cả. Sống như thế nào vẫn có nhược điểm của nó.


Anh sống nông nổi, dễ nóng nảy, không sâu. Anh tính toán chi ly chắc chắn sẽ hẹp hòi bảo thủ. Anh lành, dễ cục và ù lì. Anh thông minh tháo vát dễ láu cá, giả dối. Anh tiếp xúc ít thì sâu nhưng đơn đơn điệu, hiểu biết hẹp. Anh quan hệ nhiều dễ chàng màng, khách sáo. Người tốt nhiều nhất là người thấm được nhiều cái tình trong mỗi cách sống. Nhưng nói gì thì nói bậc nhất chủ yếu vẫn là cái tình”.


Ứng xử là biểu hiện bên ngoài của cái TÂM, cái TÌNH của con người. Điều quan trọng là phải xem sự ứng xử đó là hiện tượng hay bản chất. Từ xưa ông bà ta đã nói, có người: “Miệng Nam mô bụng bồ dao găm” hoặc có người: “Miệng xà, tâm Phật”


Nói như thế có nghĩa, để hiểu được cái TÂM cái TÌNH của họ không dễ, nhất là đối với người hời hợt, bàng quan. Do đó dù thế nào chúng ta cũng cần lưu ý:

“Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người ai tỏ mà đo cho tường”

Thứ Bảy, 15 tháng 11, 2014

CHẢ RUƠI


Hôm nay đi làm về thấy bạn mẹ gửi cho mình ít ruơi đông lạnh, .. hì hụi rán rán nấu nấu xong lại mang mời mọi nguời. Mình thích nấu hơn là thích ăn
Nguyên liệu
- Rươi : 300gram
- Trứng gà (hoặc trứng vịt): 2 quả
- Thìa là, hành lá, lá lốt, vỏ quýt, ớt tươi, khế 1 quả, hành tím mỗi thứ 1 ít.
- Gia vị, nước mắm ngon, hạt tiêu đủ dùng.
- Thịt xay 300gram

Cách làm:
- Rửa sạch ruơi, trần ruơi qua nuớc sôi cho thật sạch, sau đó cho vào tô lớn
- Trộn thịt xay vào ruơi
- Thìa là, hanh lá, lá lốt rửa sạch cắt nhỏ cho vào tô ruơi và thịt
- quả khế vắt sạch nuớc cắt nhỏ, vỏ quả quýt cắt sợi nhỏ trộn vào
- Thêm gia vị vừa ăn, hạt tiêu, đập vô 2 quả trứng



Trộn đều hỗn hợp trên


Đặt chảo dầu lên bếp. Khi dầu nóng, bạn cho rươi vào rán theo từng cái vừa ăn. Rán rươi nhỏ lửa để rươi chín kỹ bên trong.



Pha nuớc chấm như nuớc chấm bún chả, ăn kèm rau sống


 

NHỚ CON TRAI QUÁ, VÌ CON TRAI MẸ CŨNG THÍCH ĂN MÓN NÀY DO MẸ LÀM, IU IU CON NHIỀU LẮM




VIẾT CHO NHỮNG NGÀY CUỐI THU


Có những khi cảm thấy như mình thiếu hụt đi một điều gì đó, một suy tư, một cảm xúc, một mối quan tâm đủ để thấy ngày ngắn lại, hay chỉ đơn giản là cảm giác bình yên. Người ta nói đúng, hạnh phúc là thứ ta không có được, nên ta luôn luôn kiếm tìm, và khi đạt được, ta sẽ lại tiếp tục hướng tới một hạnh phúc mới nào đó, cũng xa xôi.

Tôi đã qua thời gian có thể thét gào bi kịch, có thể hờn dỗi như trẻ con, hay lên đồng, phát điên với những mơ mộng. Tôi cũng không còn nhiều tưởng tượng lạ kỳ về một thế giới vô song, hoàn hảo, những dị nhân siêu phàm, không còn tin quá nhiều vào những điều mật ngọt.

Đó, có thể gọi là một bi kịch ngọt ngào bình dị chăng, khi ta dần lớn lên, dần trải nghiệm những cảm xúc của cả một đời người, ta tỉnh táo hơn, bớt gay gắt hơn, và biết cảm thông hơn với một thế giới vẫn luôn luôn đầy rẫy những bất công giả dối. Có lúc, ta nhìn đời mình, và tự nhủ, mình sống trên đời này để làm gì, khi chính cuộc sống lại luôn cho mình những thiệt thòi, thua kém, những vấp váp không lường trước được. 

Nhưng rồi, ta nhận ra rằng, bản thân mình to lớn hơn sau mỗi lần vấp ngã, rằng mỗi khi mình vụt dậy được sau một nỗi đau, là khi trái tim mình nồng nàn hơn, tâm trí mình sâu sắc hơn, và tâm hồn mình học cách phải rộng mở.

Cuộc đời có bao lâu đâu mà hững hờ, vô tâm, vùi mình trong bể khổ, nhìn cuộc đời bằng con mắt căm thù, đay nghiến? Tại sao chúng ta không tự cảm thấy rằng tất cả mọi thứ đến với ta đều nhằm giúp ta tốt hơn, để ta nhận ra giới hạn kiên cường của bản thân là vô cùng. Kiên cường không phải là khi ta tự đâm gai vào mình để chống chọi với cuộc sống, mà là khi đôi môi có nát máu, vẫn luôn tin rằng trên đời này vẫn còn gì đó tốt đẹp, vẫn còn gì đó để tin tưởng và yêu thương


Cuộc sống không trọn vẹn với bất cứ ai, và không bao giờ người ta sống mà không phải đối mặt với những nỗi lo, mà chính những nỗi lo lại là một thử thách, để sau đó là cảm giác vinh quang chiến thắng khi người ta vượt qua được chính bản thân mình. Hãy tin đi, hãy yêu đi, hãy vui vẻ, và hãy thử chết một lần trong đời để biết quý yêu hơn cuộc sống của mình.


Hầu hết những người cảm thấy đời mình là một bi kịch, là vì họ có khuynh hướng đâm đầu vào những bi kịch. Có thể vì sự cám dỗ, mù quáng, có thể là vì một sai lầm không may, có thể là một sự bốc đồng dẫn đến một kết cục đáng buồn. Nhưng trước tiên, tôi muốn gọi họ là những con người dũng cảm, những con người đã đi đến cùng con đường mình muốn đi, những con người đã, đang, và luôn luôn phải thách thức bản thân mình trước những đau khổ lường trước được. 

Họ sợ, nhưng vẫn muốn làm, làm để không hối hận, và không hối hận để đủ sức vượt qua bi kịch mà hướng tới một cuộc chơi mới. Tại sao không? Tại sao cứ phải dìm mình mãi trong những suy nghĩ đau khổ, mà không tự cảm thấy đôi khi được khóc cũng là một điều hạnh phúc? Mà ngọt ngào và cay đắng hơn hết, là nước mắt của những kẻ đang yêu. Nhưng họ không đủ tỉnh táo để nhìn thấy đó cũng là một điều đáng trân trọng, vì đã yêu và được khóc vì một tình cảm vượt trên cả không gian và thời gian, mà họ lại thấy rằng lòng người man trá, rằng cuộc sống bi kịch và dối lừa, rằng hạnh phúc thật quá mong manh.


Thật đẹp làm sao, khi ta không chỉ nhìn đời bằng cắp mắt màu hồng. Khi ta được trải qua những đau khổ muôn đời dằn vặt thế gian, để yêu hơn về cuộc sống muôn màu, để thoát ra được những suy nghĩ ấu trĩ về hạnh phúc trăm năm mà biết rằng, chẳng có hạnh phúc trăm năm nào hết, chỉ có sự vĩnh cửu của tình yêu. Yêu, yêu và yêu, dẫu đau buồn cách mấy vẫn không bao giờ hết tình yêu trên đời, chỉ là ta có sẵn sàng giữ lấy nó hay không.


Con người ta, sống trong quá nhiều sợ hãi, tôi cũng có trăm ngàn mối lo sợ. nhưng xét cho cùng, nếu cuộc sống là một ván bài may rủi, thì tình yêu mang lại 50% tấm vé cho bạn tới hạnh phúc.


Nếu trái tim bạn đang rất đau, và lòng tin bạn đang rách nát, đừng dồn thêm tình yêu nào cho tới khi nó thật sự sẵn sàng. Nhưng cũng đừng rào nó lại bằng hàng rào kẽm gai. Tình yêu, hay lòng tin, đều mong manh, mềm yếu. Vậy thì tại sao chúng ta lại đay nghiến chính trái tim chúng ta, giam hãm nó trong những sự cay nghiệt, nghi ngờ của chính bản thân mình. Tại sao không yêu thương, dịu dàng ôm ấp lấy cái sinh thể mong manh đang đau đớn đợi chờ một vòng tay nương tựa?


Sống như thế, bạn có đau hay không?
Không phải lỗi lầm nào cũng có thể thứ tha, nhưng xin độ lượng với nỗi đau của chính mình.


Bạn có lỗi hay không, thì trái tim bạn cũng đã trả giá quá nhiều. Hãy cho nó một cơ hội để có thể tìm lại niềm vui, để có thể chứng minh cho chính bạn một điều rằng, đôi khi chỉ cần một chút tình yêu cũng đủ tô điểm cho cuộc sống này.
Ai cũng có những khuyết điểm và quá khứ lầm lỗi, nhưng chắc chắn là ai cũng đáng được yêu.
Mỗi người, ai cũng có những cách để vượt qua những đau buồn, có người lao vào công việc, chạy bộ, viết văn, ngồi thiền, đi tìm một tình yêu mới, hoặc làm gì đó. Nhưng cách vượt qua tệ nhất, là cứ để mặc nó cào nát tâm can mình từng ngày.
******************

Tình yêu là một thứ đáng quí nhất, nếu một ngày bạn nhận ra nó không đưa đến cho bạn bất cứ một điều gì tốt đẹp, không rút ra được bất cứ một ý nghĩa gì hay ho, đó là lúc bạn nên suy nghĩ lại. Bạn là tất cả những gì bạn có, nên đừng đày đọa nó vì những thứ vớ vẩn bên ngoài.


"đôi khi con người ta cứ mãi mê lao mình vào cuộc kiếm tìm hạnh phúc để rồi có lúc nhận ra hạnh phúc đang ở ngay dưới chân mình, nhưng lại không có đủ can đảm để cúi xuống nhặt nó lên".
Biết gì không? Hạnh phúc không phải chỉ là yêu hay được yêu, mà có lúc, nó cũng mang cái tên là Buông tay.

Quy tắc thứ nhất:
Phải yêu chính mình hơn tất cả, rồi tất cả sẽ đến với mình.
Quy tắc thứ hai:
Đừng quá mơ mộng về một thứ hạnh phúc vẹn toàn hoàn hảo. Thề với bạn, người ta thường chỉ hoàn hảo được khi về già.
Nghĩ đi.