Thứ Bảy, 26 tháng 10, 2013

TÌNH ONLINE

(Buổi tối của 2 chị em)
Đối với mình chuyện này thật không mấy khó nhọc, chỉ cần online tại nhà, công sở, một quán café hay ngay cả lề đường chỉ với laptop loại thường cũng rất ổn..Thời buổi công nghệ thong tin thì tìm cho một một gã trai chỉ cần vài cái click chuột, đăng nhập với profiles ấn tượng một chút và núp lùm coi thiên hạ đua nhau chém gió, mình là một blogger nên chả có gì phải sợ , diễn đàn còn có quản trị chứ blogging đi mọi người sẽ hiểu..ném đá giấu tay, vô thưởng vô phạt…ôi, mình lại lan man..tại cái thói đẩy đưa khiến mình trở nên romantic hơn hẳn..

Thử hỏi, ai lại không động lòng trước đàn bà đau khổ vì tình, đang cô đơn và hụt hẫng..nhưng vẫn ngang ngạnh khẳng định: không khóc khi chia tay, không khóc mà facebook lại là thành viên của hội giả vờ..cười trong nước mắt mới lạ! nghe mà thấy ngộ hjhj

Cô đơn khi online, cảm thấy mình đơn độc cũng là một cảm xúc lạ..là thói quen để theo dõi và nghiền ngẫm cuộc đời một cách trọn vẹn, xác đáng hơn..Sau yêu là hôn nhân, sau hôn nhân là nước mắt của người ở lại, tình yêu vốn có đã sống trong trái tim hai người dù dài hay ngắn thì khi rời xa, cộng với cái đa đoan của đàn bà đều khiến họ đau khổ, cho dù mỗi người có một lý do, một hoàn cảnh khác nhau dẫn tới sự chia cắt..nhưng đôi khi cô đơn cho người ta trải nghiệm về cuộc sống tinh tế hơn..Cũng như khi online, công nghệ hiện đại kết nối mở ra nhiều lựa chọn và cũng tập cho mình một phong cách sống không ảnh hưởng, một cách sống bão hòa trước dư luận..

Nước mắt của đàn bà là cái bẫy với đàn đàn ông..đúng vậy, khi online, mình nhận ra rằng, đàn ông thời nay họ thích đón nhận những cái mới lạ, nửa Á, nửa Âu…đừng nói là đàn bà, cả đàn ông cũng thường PR mình theo cách đó: bản lĩnh, bất cần, bất trị và xu hướng chết vì tình thì xưa nay không thay đổi…

Thế này nhé, khi online thì không cần đọc vị một gã nào đó vì thực ảo lẫn lộn nhưng lướt qua vài cái profiles thì chân thành mà nói đều muốn mình..vừa anh hùng, vừa lãng mạn..cộng với style riêng, hơi tưng tửng, hơi quái một chút mới gọi là điểm nhấn.. song đấy là chuyện của cái chữ viết chứ ai biết được đàn ông kia khi online tinh tế và bản lĩnh, nhưng offline lại nhiều lời, một anh chàng tò mò, cân đo từ lọ nước mắm..Hehe

Đơn giản lắm, một người đàn ông giàu sang, có địa vị..bản lĩnh thì không đủ thời gian cũng như sức lực vào những chuyện nhỏ như con kiến, mà nếu có để ý thì những gã như vậy..nghĩ rất Á Đông về người phụ nữ: công, dung, ngôn, hạnh..nép sau lưng đàn ông, một hậu phương vững chắc cho anh ta thoải mái giăng buồm ra khơi…để mình có thêm vài cảm nhận thú vị..

Thường thì khi online..thì những cá nhân này kín tiếng, suy xét, phán đoán và đánh giá đàn bà, con gái một cách quy chụp, đối tượng này mà gặp mình thì có lẽ sẽ có cuộc khẩu chiến..và chỉ có thể dừng khi mình thôi không buồn nói, bởi vậy, cô đơn chẳng phải lý do cho mình buồn bã và chán nản mà là tổn thương vì thất bại..

Người ta chẳng nói thương nhau lắm cắn nhau đau, hay trong khó khăn, hoạn nạn mới biết đâu anh hung, đâu tiểu nhân thì cả tất cả mọi gã trai đều là bài toán cho mình những ẩn số, những lý giải thực tế, chung qui là vậy. Cô đơn khi online vì tưởng kết nối để sẻ chia những chuyện đời thường… không hẳn vậy, cả hai phái đều đang tìm kiếm cho mình một cái gì đó mình thiếu, hoặc đủ nhưng vẫn cần hơn, phù hợp hơn. 

Ví như công việc, định hướng, Kinh tế, chính trị XH…vợ chồng, yêu đương, con cái và các mối quan hệ khác…Nhưng mình chỉ nói về quan hệ XH, mối tương quan giữa nam và nữ thôi..vì mặt trái ,phải đến giờ mình không được rõ, thật ảo vẫn lẫn lộn vì một người học vị và tài giỏi chắc gì đã có văn hóa khi yêu..

Mọi thứ đều có thể cường điệu, nói hơn lên một chút, nói bớt đi một chuyện thì đến một con nhím xù lông vẫn đáng yêu, một con heo ú cũng dễ thương đến lạ kì..Vậy, cái nickname có mối liên hệ nào với chủ nhân của nó và một profiles thế nào để ấn tượng khi online???

Profiles : Em độc thân ..em quyến rũ( câu này tự dưng thành chân lý mất rồi). Tính cách thất thường, nắng mưa bất chợt, vui buồn chen lấn nỗi cô đơn, em biết yêu và biết cho nhận xứng đáng...nhưng tình yêu không hành khất, tình yêu chỉ để giành cho một người tình lý tưởng, phù hợp yêu cầu, tiêu chuẩn” hiện đại hóa “ngày nay: nhà xe, chức vị, tiền tài và đất đai…. tài sản quy ra vàng, Chứng khoán..hay giá trị tương tự, và thực tế. Đẹp trai càng tốt nếu không phải ưa nhìn, có duyên ăn, nói và khéo léo chiều chuộng.. 

Em ghét sự yếu đuối, hèn nhát ..vì thế muốn anh bản lĩnh, kiên cường bất khuất kiểu như Từ Hải chết đứng thời xưa, cũng mong anh si tình lãng mãn gần như Romeo nào đó..Em muốn người đàn ông đứng mũi chịu sao nhưng đừng thẳng thuỗn như bao công em ..rất khó sống..

Dĩ nhiên e không phải Juliet nên yêu cầu không dễ đáp ứng kia chỉ là cái cớ em từ chối kết bạn với những người không cân sức..Nếu vậy, chắc cộng đồng đàn ông online truy nã em, kết tội và xét xử em ngay không cần suy tính...Mỗi ngày của họ.sẽ bận bịu hơn nhưng lần online để invisible như trước, cũng như mình luôn available nhưng lại ít khi accept.. gật đầu chấp nhận, cái mà người ta cố gắn gạt bỏ..Đó cũng là một cách ve vuốt lòng tự trọng của chính mình..

Lại tiếp…
Quan hệ: đã mô tả..
Sở thích: ghét cái người ta yêu, yêu cái người ta giũ bỏ và cố đấm ăn xôi, không lấy gì làm chuẩn.
Nhạc, sách hay đọc: đủ loại, mì ăn liền bởi hay cả thèm chóng chán
Tuổi và nhóm máu: avatar tự ngẫm, đừng tò mò
Ước mơ và Bí mật: muốn giống nhân vật cổ tích chạm vào ai người đó phải quy phục
Bằng cấp: ở cuối con đường..giờ không có nhãn mác, không tem bảo hành nhưng dateline: vô tận

..được chứ? Sơ lược vậy thôi để thiên hạ lúng túng vì không biết đang nói chuyện với ai ? Thiên thần hay quỷ dữ, một bà già lẻ bóng hay một cô gái đôc thân..và tất nhiên cả cái profiles kia cũng không có gì để xác định tính chân thực..!

Thành thực mà nói đàn bà hay con gái thì khi yêu cũng như nhau, tuổi tác chỉ ảnh hưởng tới cách thể hiện và bày tỏ cảm tình..Gừng càng già càng cay, nên nếu là gái mẹ thì nói chung còn có lợi, anh chẳng tốn thời gian cưa cẩm, chẳng phải sưu tầm nhưng bức thư tình, đọc một bài thơ hay phải xem phim Hàn lãng mạn, tuy nhiên phải là đàn ông bản lĩnh, nói và làm song song..giống người đàn ông giàu và người đàn bà đẹp..thì tài sản và nhan sắc kia cũng mòn dần theo năm tháng

Bởi thế..cái chúng ta cùng tìm đơn thuần là niềm vui trong cuộc sống, đôi khi có một người xa lạ quan tâm đến mình, lắng nghe và chia sẻ một cách công bằng, cũng là một cách sống, đong đưa với đàn ông khi online cũng là cách bão hòa với dư luận..một cách tự yêu mình…không phải có người đàn ông mới có hạnh phúc..


Thứ Ba, 22 tháng 10, 2013

NÓI THẬT THÌ MÌNH CŨNG .....

Sau khi ông Thăng, Bộ trưởng Giao thông vận tải vừa khuyến khích cán bộ thuộc quyền nên đi máy bay giá rẻ thì anh Bút Bi của Tuổi Trẻ đã "đọc vị" ngay cái chuyện này.


BÚT BI

Thiệt tình là sau mấy vụ cấm chơi golf, nên đi xe bus ..và báo chí tung hô, rốt cuộc thì chẳng có ai kiểm tra xem các cuộc vận động ấy của anh Thăng đã cho kết quả như thế nào? Dân nghèo thì đã nghèo rồi, tiết kiệm vài triệu tiền vé máy bay rồi góp lại cuối năm xây cho dân vài chục căn nhà cũng tốt, xây vài nhà trọ học càng hay, hay góp cho "Cơm có thịt" cũng quý...

Mấy năm trước, một nhà báo tên tuổi cũng có một bài viết nhân chuyện "Chuyên cơ" cho biết thủ tướng Thái Lan, Hàn Quốc...cũng từng đến VN với giá vé bình thường "Thủ tướng Singapore đã tới Việt Nam trên một chuyến bay thường của hãng Singapore Airlines và trở về trên một chuyến bay khác của hãng hàng không giá rẻ, Tiger Airways. Thủ tướng Hàn Quốc và phần lớn các vị nguyên thủ khác cũng đã công du Việt Nam bằng các phương tiện phổ thông.." 


Bài viết này cũng nhắc rằng "Đương thời, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng mua vé như những hành hành khách bình thường, cho mình và đoàn tùy tùng, thay vì dùng chuyên cơ như thông lệ. Ông nói: “Nước nghèo, dân nghèo, lãnh đạo phải tiết kiệm” (gõ google "Chuyên cơ" thì ra bài này các bạn nhé)

Không chỉ là chuyện "chuyên khoang" và "chuyên cơ", vé VIP hay vé giá rẻ, mới đây ông Ksor Phước vừa nhắc đến hàng trăm cái "cung điện trụ sở" trên khắp đất nước này trong khi dân còn khốn khó lụp xụp, trẻ con thiếu trường học, dân không có cả bạt che nhà...

Mấy trận lụt bão vừa qua, thiên tai là chuyện khó cưỡng đã đành, nhưng nhìn cận cảnh trên tivi, trên trang báo với những ngôi nhà mái lá xập xệ, những thân xác hom hem, những hố mắt trũng sâu, những đời dân cam chịu, mới hay sau những bản báo cáo, diễn văn tươi hồng, sau một vài đại lộ sáng điện để trình diễn "mặt tiền" đất nước hôm nay.., là ngút ngàn lam lũ bùn đất mà bao đời dân đã ngâm mình vào đó!

Thôi thì anh cứ đi xe sang, cứ chơi vé VIP, cứ ở trụ sở ngon lành đi, lòng dân vốn quảng đại, không ai nỡ trách các "Công bộc" của dân. Dân chỉ mong nếu ăn sung mặc sướng xe đẹp nhà ngon từ đồng thuế của dân còng lưng đóng góp thì hãy lo phục vụ cho dân tận tụy hơn một chút!

Nhưng bi kịch thay, khi ăn sung mặc sướng xe đẹp nhà ngon thì óe có anh nào còn tấm lòng để chia sẻ với là đồng cảm (có lẻ cũng có một ít), đi công xa mấy tỷ thì sẽ thấy đường sá êm lắm, óe nhận ra đường đầy ổ voi ổ gà, trên đường có còi hụ dẫn đường thì óe thấy được tình cảnh giao thông VN hỗn mang bát nháo, ngồi vé VIP chuyên khoang thì óe thấy dân đen lam lũ lầm than chen chúc khét mù những khoang tàu chợ, ở trụ sở cao vời thì thấy giời xanh mây trắng, óe thấy lều bạt bãi rác, nốc quá híp mắt óe thấy bầy nhóc bụng ỏng đít beo ruồi bu lòng thòng mũi dãi...

Vậy nên sau này sẽ có thêm sáng kiến thay vì vé VIP chuyển sang đi xe ôm, mỗi tháng công bộc về cắm bản với dân vài ngày thay vì đi "hội thảo", hay gì gì đi nữa thì nói thật, mình cũng óe tin!!!


Thứ Hai, 21 tháng 10, 2013

TRẢ LỜI ANH KHANH VỀ MỨC INCOME TỐI THIỂU ĐỂ BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

Người bảo trợ tài chính cho một hồ sơ bảo lãnh xuất cảnh, phải có mức income một năm bao nhiêu thì đủ để bảo trợ tài chánh. Có cách tính chung nào không?
Muốn biết mức income tối thiểu để bảo trợ tài chính anh phải xem bảng I-864P Poverty Guidelines hàng năm đăng trên website của USCIS.
I-864P Poverty Guidelines

Chú ý: Phải tính cả người bảo trợ, ngươì phụ thuộc của ngươì bảo trợ và người mà trước đó người bảo trợ đã đứng ra bảo trợ hiện đang là thường trú nhân hoặc ở HK chưa đủ 10 năm (nếu có).

VD: Người bảo trợ + số ngươì phụ thuộc của ngươì bảo trợ (nếu có) + số người sẽ bảo trợ + số người đã bảo trợ

Trong trường hợp vợ chồng khai thuế chung nhưng income của người chồng đủ để bảo trợ thì không cần cộng thêm income của vợ. Như vậy chỉ cần ngươì chồng điền I-864 mà thôi.

Chú ý:
1. Trong Form 1040; 1040EZ là income của cả 2 vợ chồng. Do đó nếu chỉ dùng income của ngươì chồng để bảo trợ thì khi khai income trong I-864 phải chỉ dựa vào income của ngươì chồng (W2 hoặc/và 1090 của người chồng) chứ không dựa vào mẫu 1040; 1040EZ nữa.

2. Những trường hợp bị yêu cầu bổ túc I-864A của vợ là do ngươì bảo trợ dựa vào mẫu 1040/1040EZ để điền I-864. Nghĩa là người điền đơn đã không hiểu và điền sai nên LSQ cứ tưởng người này dùng income của cả vợ chồng để bảo trợ nên mới yêu cầu người vợ nộp I-864A; Hoặc có thể họ bắt NBT phải điền lại I-864 phần income cho đúng. Và thường họ đã chọn giải pháp bắt nộp thêm I-864A của người vợ.


CÁCH TÍNH INCOME KHI BẢO TRỢ TÀI CHÍNH

1. Để tính mức income bảo trợ tài chính cho hồ sơ bảo lãnh cần phải dựa vào bảng Poverty Guidelines được công bố hàng năm. Mức tính income để bảo trợ bằng 125% poverty lines, trường hợp người bảo lãnh đang phục vụ quân đội và bảo lãnh cho vợ con mức tính income sẽ là 100% poverty lines.
I-864P, Poverty Guidelines

Số người để tính income bảo trợ bao gồm gia đình người được bảo lãnh, gia đình người bảo trợ trong đó bao gồm vợ/chồng của người bảo trợ, tất cả những người đang sống phụ thuộc vào người bảo trợ như cha mẹ hay con cái, và cuối cùng là cả những người đã được người bảo trợ làm đơn bảo trợ trước đó.

Ví dụ: Ông Nguyễn văn A làm đơn bảo trợ cho một gia đình ở Việt Nam gồm 4 người. Gia đình ông A có 2 người con sống phụ thuộc và trước đây ông A có làm đơn bảo trợ tài chính cho một gia đình khác ở Việt Nam cũng gồm 4 người. Như vậy tổng số người mà ông A phải ghi trong mẫu đơn I-864 là:

Gia đình ông A: 04 người (phải tính thêm vợ của ông A vào mẫu đơn)
Gia đình ông A đã bảo trợ trước đây: 04 người.
Gia đình ông A đang bảo trợ hiện này: 04 người.

Tổng cộng: 12 người.

Như vậy mức income cần thiết để bảo trợ là:
46.262$ + (4 x 4.675$) = 64.962$

2. Theo quy định thì khi thiếu income, người bảo trợ có thể sử dụng tài sản cố định như nhà cửa, xe cộ hay tiền gửi tiết kiệm trong ngân hàng để bù đắp vào mức thiếu hụt income. Mức bù đắp ít nhất phải bằng gấp 5 lần mức thiếu hụt income của người bảo trợ.

3. Người được bảo lãnh có thể dùng tài sản của mình ở ngoài US, như nhà cửa đất đai để bảo trợ với những điều kiện:
* Tài sản phải sẵn sàng chuyển thành tiền mặt trong vòng 12 tháng.
* Đương đơn phải chứng minh mình có thể mang số tiền đó hoặc tài sản ra khỏi đất nước mà mình đang sống.
* Tài sản phải tương đương gấp 5 lần số Income còn thiếu so với poverty line.

I-864 Frequently Asked Questions

Lưu ý:
- Trong nhiều trường hợp sử dụng tài sản để bù đắp khoản thiếu hụt income của người bảo trợ, nhân viên phỏng vấn của đại sứ quán/lãnh sự quán có thể từ chối cấp visa cho đương đơn.

- Mức income năm mới nhất của người bảo trợ chỉ xấp xỉ với quy định của bảng poverty guidelines hoặc, mức income của người bảo trợ giảm nhanh trong ba năm gần nhất cũng có thể khiến nhân viên phỏng vấn sẽ đặt nghi vấn về khả năng bảo trợ trong tương lai của người bảo trợ.

Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

NGHĨ VỀ QUÊ HƯƠNG

Để nước Việt hùng cường phải làm được hai việc.
Một là Chính-phủ nhỏ và Quân-đội mạnh
Hai là Dân-chúng tự bảo ban nhau học tập lao động trong một Xã-hội cởi mở khoan dung.
Chính phủ hiện ôm đồm quá nhiều, bộ máy cồng kềnh, chi phí lớn, hiệu quả thấp. Các tập đoàn nhà nước phải bán cho tư bản nước ngoài. Điều kiện duy nhất là họ phải đến từ các nước không có chung biên giới với nước Việt. Ưu tiên Nhật, Mỹ, Châu Âu.  Ngành dịch vụ bán trước, hạ tầng bán sau. Tài nguyên không được bán.
Các địa phương tự quyết việc của mình. Chính phủ chỉ lo an ninh, an sinh và hạ tầng chung.
Người dân được tham gia kinh doanh tất cả các ngành, từ y tế giáo dục, đến dịch vụ công ích, an ninh. Người dân được khuyến khích lao động ở nước ngoài, khuyến khích sống ở nước ngoài. Và khuyến khích lập cộng đồng Việt ở các vùng đất mới, bất kể là Châu Phi hay Châu Nam Cực.
Quân đội không cốt đông mà cốt hiện đại tinh nhuệ. Chính phủ nhỏ tự khắc có  ngân sách nuôi quân đội mạnh. Quân đội mạnh không chỉ ở trong nước, mà còn phải tham gia các hoạt động ở hải ngoại dưới cờ LHQ.
Chính phủ nhỏ, không còn phải mị dân bằng cách cố lo mọi thứ cho dân. Càng lo dân càng ỉ lại, lãng phí. Năng lượng không cần rẻ. Nước sạch không cần cung cấp như cho không. Đường cao tốc không cần phí thấp. Trường công cấp 3 không cần nhiều, ai muốn vào phải thực sự nổi bật. Đại học phải tự chủ. Với mỗi người dân chỉ cần tâm niệm một điều duy nhất: ai cũng phải đóng thuế, và thuế dùng để nuôi một chính phủ nhỏ, năng động, hiệu quả và một quân đội hùng mạnh.
Xã hội định hướng mở,  đề cao khoan dung. Từ bỏ các tư tưởng kì thị. Cởi mở và khoan dung bắt đầu bằng loại bỏ mầm mống phát xít “giữ gìn bản sắc dân tộc”. Hãy nghĩ rằng Úc, Mỹ, Nhật, Châu Âu đã khoan dung và cởi mở với hàng triệu người Việt, họ đã không vì giữ bản sắc của mình mà kỳ thị người Việt nhập cư. Đón nhận tất cả, dù đó là nhà đầu tư Do Thái cầm tiền vào mua VietNam Airlines, hay dân nhập cư Miến Điện đến đây thuê đất mở nhà hàng.
Chỉ cần làm được mấy điều vắn tắt như vậy nước Việt sẽ là nước mạnh.

Chủ Nhật, 13 tháng 10, 2013

CÔ ĐƠN TRÊN INTERNET


Thế giới ảo đã cho ta những gì và lấy đi của ta những gì? Có bao giờ bạn đặt ra những câu hỏi như thế và tìm kiếm cho mình câu trả lời. Bạn sẽ không bao giờ tìm ra câu trả lời nếu bạn đã bước vào thế giới ấy, lạc lối trong đó, bị nó chi phối và dần dần đánh mất tâm hồn và cảm giác thực tại mà không có lối ra.

Tôi đã nhiều lần tự hỏi về điều đó, và chính tôi cũng không biết cách trả lời. Tôi cũng chỉ nhận ra mình đã là một phần của cuộc sống bị mã hoá bởi những dãy số nhị phân 0 1 0 1 dài hàng cây số, những dòng thương mại nhiều chiều đi lại qua năm châu bốn biển từng giây từng phút, là một tế bào của cả một cơ thể sống gồm hàng tỷ tỷ tế bào khác như những vệ tinh quay quanh nhau, sống dựa vào nhau hoặc chia tách nhau, thậm chí hận thù và tìm cách tiêu diệt lẫn nhau, một cuộc sống hỗn độn mà 24 giờ một ngày trong đó là một serie những quan hệ, những hành động, những cảm xúc hối hả của một thế giới thực mệt mỏi đã dần mất đi sự ấm áp của con người.
Khi Internet ra đời, người ta nói thế giới đã không còn biên giới và người với người đã gần nhau hơn, và cuộc sống một ngày của con người bận rộn hơn, vì họ có thể đi khắp nơi trong tích tắc chỉ bằng một cú click. Khi blog ra đời, người ta khẳng định đó là một thế giới của những cá nhân. Internet làm cả hành tinh nhỏ lại và blog làm thế giới của bản ngã to hơn lên. Mỗi cú nhấp chuột là một cuộc phiêu lưu trong thiên hạ, điều chỉ có trong chuyện cổ tích của những thế kỷ đã qua. Mỗi blog nhỏ lại là một thế giới rộng lớn hoặc nhỏ hẹp của mỗi con người.
Cuộc sống công nghệ đã đem đến cho người ta những tư duy và phong cách mới, cả một sự tự tin và những vỏ bọc mà thế giới thực không có được. Chẳng ai để ý đến bạn trong đám đông nếu như bạn không chứng tỏ mình là một đứa ngu si hay dũng cảm nào đó, nhưng bạn có thể khiến tất cả ngưỡng mộ trên một blog. Sự dối trá, lừa lọc, phản trắc, tự an ủi, tìm chia sẻ, tự làm cho mình thoả mãn bằng cái tôi tách biệt với xã hội... đã thay thế con người thực trong thế giới ảo, phủ lên nó một bức màn mờ ảo của những điều có thực và không có thực.

Thế giới ảo đã dần dần trở thành quyết định trong cuộc sống của hàng triệu người, không dành cho họ một khoảnh khắc ngắn ngủi nào nữa để sống trong thế giới thực, mà những cảm xúc của thế giới không có thực ấy đã dần trở thành cảm xúc ngự trị trong những con người muốn không thể tìm được sự hoàn hảo và yên bình của cuộc sống không trong bầu không khí mà anh ta vẫn hít thở, cơm mà người ta ăn và những quan hệ thực mà người ta đang có.

Trong tiểu thuyết "Cô đơn trên mạng", Janusz Leon Wisniewski đã viết một cách xác thực đến mức sống sượng nhưng cũng đầy nỗi cay đắng về cái thế giới ảo ấy. Những nhân vật của ông đã sống, đã yêu, trao gửi cho nhau tất cả trên mạng sau những trống rỗng, mất phương hướng trong cuộc đời thực, để rồi cũng phải đau đớn nhận ra rằng, cuộc sống ảo đem đến những cảm xúc ảo, những tình yêu ảo, những cám dỗ ảo, và cuối cùng vẫn phải trở lại với cuộc sống thực để tự giải quyết những rắc rối của riêng mình.

Có bao nhiêu phần trăm là sự thật trong cái thế giới tưởng chừng vô giới hạn mà chúng ta nhìn vào nó thông qua một cái màn hình nhỏ bé như tivi và sống với nó không biết bao nhiêu tiếng mỗi ngày? Phải chăng chat bằng nickname và sau đó làm blog là một bước phát triển tột cùng của cái tôi cá nhân trước sự bất định và hỗn độn của xã hội xung quanh mỗi cá thể, để luôn phải vươn lên chứng tỏ sự tồn tại của mình một cách dằn vặt và đầy nỗ lực? Đó không chỉ đơn giản là một sự khát khao chia sẻ những quan điểm, ý kiến, thể hiện một cách mạnh mẽ cái tôi độc lập trước xã hội mà đấy cũng là một cuộc đấu tranh để tồn tại trong thế giới ảo như người ta vẫn dẫm đạp lên nhau để tồn tại trong thế giới thực.

Bạn có là chính bạn như ngoài đời không? Bạn có bao nhiêu cuộc sống và nỗi đam mê để thể hiện cá nhân cũng là bấy nhiêu cuộc chiến đấu sinh tồn trong xã hội? Bạn có dám thể hiện chính con người thật của bạn trên blog, viết những gì bạn nghĩ, bạn trăn trở và dám nói hết tất cả tâm can bạn không? Bạn không thể, vì bạn đã lên mạng là đã cho thế giới thấy bạn, nhưng bạn cũng không thể bộc lộ tất cả. Vậy là ngay cả trong thế giới ảo, bạn vẫn không thể là chính bạn như bạn . Thế là 2 lần cô đơn.

Thế giới hiện đại là vậy. Con người càng chứng tỏ mình càng trở nên cô đơn hơn bao giờ hết, và thế giới gần nhau về địa lý hoá ra lại càng xa nhau hơn về tâm hồn và cái gọi là sự kết nối giữa mỗi người trong thế giới ảo ấy ("friends", trong ngôn ngữ blog) không thể và không bao giờ thay thế nổi những quan hệ đời thường. Con số người đọc blog và chia sẻ với mỗi người chẳng thể thay được những ánh mắt trìu mến ấm áp hay những cái vỗ vai. Bây giờ thì tôi hiểu điều ấy, nhưng tôi vẫn chơi blog như một thú vui, và có lẽ tôi sẽ ngừng không chơi nó nữa, nếu một ngày kia, có một ai đó đến nói với tôi, rằng: "Xin lỗi anh, tôi là ảo, tôi không có thực"...



HÌNH ĐÁM CƯỚI











Thứ Sáu, 11 tháng 10, 2013

VÔ CÙNG TIẾC THUƠNG




VĨNH viễn từ đây nước Việt ơi

BIỆT tích rồng thiêng chí cao vời

CỤ đi sông suối tràn đẫm lệ

ĐẠI tùng trọc gốc mảnh trăng rơi

TƯỚNG già chí lớn năm châu phục

VÕ đức vang rền bốn biển khơi

NGUYÊN vẹn tấm lòng dân với nước

GIÁP cởi nhẹ về chốn thảnh thơi

Thứ Tư, 9 tháng 10, 2013

MỲ VỊT TIỀM

1. Nguyên liệu nấu món mì vịt tiềm gồm có:

- 2 cái đùi vịt làm sạch, 500g xương heo ninh lấy nước dùng.
- 2 hoa hồi, 3 đinh hương, 1 nhánh quế, ít vỏ quýt khô, 10 tai nấm đông cô, nước tương, gừng, hạt nêm, muối, đường.
- 4 vắt mì trứng sợi nhỏ, 1 bó cải thìa hoặc cải ngọt tùy ý thích.

2. Cách nấu món mì vịt tiềm.

- Đùi vịt rửa sạch, chà xát lại với rượu trắng, dùng khăn sạch lau khô. Ướp với tỏi băm, hạt tiêu, nước tương, muối, hạt nêm trong khoảng 30 phút cho thấm. Sau đó chiên vàng.
hướng dẫn nấu món mì vịt tiềm 2- Nấm đông cô ngâm với nước ấm cho mềm, cắt bỏ cuống. Các hương liệu cho vào chảo rang thơm.
- Cải thìa, hành lá rửa sạch.
Hướng dẫn nấu món mì vịt tiền 3Hướng dẫn nấu món mì vịt tiêmLấy nước sương lợn ninh, gừng để vỏ rửa sạch và nướng vàng cho vào nước dùng.  Hương liệu sau khi giang cho vào túi cải bược chặt cho vào nồi nước dùng. Sau đó cho đùi vịt đã chiên vàng vào nấu mềm, tiếp đến cho nấm đông cô vào. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
Hướng dẫn nấu món mì vịt tiềm 5Mì trứng chần sơ qua nước sôi cho mềm rồi vớt ra rổ để ráo. Cải thìa cho vào nồi luộc chín với ít dầu ăn và ít muối để cải bóng. Cải chín vớt ra cho ngay vào nước lạnh để cải giữ được màu xanh đẹp mắt
Hướng dẫn nấu món mì vịt tiềm 6Cho mì vào bát, xếp đùi vịt lên trên, thêm cải thìa, tai nấm, hành lá thái nhỏ, chan nước dùng vào là bạn đã có bát mì vịt tiềm thơm ngon, nóng hổi cho cả nhà cùng thưởng thức.

BÚN MẮM

 Nguyên liệu làm món bún mắm miền Tây ngon:
- 2 trái cà tím; 500g bông súng; 1 bắp xà lách, húng thơm, giá tươi, bắp chuối, rau muống bào. Ớt, sả, 1kg bún tươi (4 người ăn).
- 1 con cá điêu hồng khoảng 800g; 200g tôm sú; 100g thịt ba rọi; 100g mực tươi.
- 100g mắm cá linh; 100g mắm cá sặc.
 Cách làm món bún mắm miền Tây ngon:
- Cá điêu hồng đánh vảy, làm sạch. Tôm lột vỏ, mực làm sạch, thái lát hình chữ nhật.
cach lam mam kho mien tay ngon 2
- Cà tím thái khúc, chẻ làm bốn.
cach lam mam kho mien tay ngon 3
- Thịt ba rọi rửa sạch, thái lát. Sả cây bằm nhuyễn.
cach lam mam kho mien tay ngon 4
- Rau sống các loại rửa sạch.
cach lam mam kho mien tay ngon 5
- Mắm cá linh, cá sặc cho vào nồi nấu rã mắm. Lược bỏ xác mắm, để lắng nước.
cach lam mam kho mien tay ngon 6
- Cho thêm nước lọc, ớt, sả vào nồi mắm rồi đun sôi rồi nêm lại cho vừa ăn.
cach lam mam kho mien tay ngon 7
- Phi thơm dầu ăn, cho thịt ba rọi, sả bằm vào đảo vàng.
cach lam mam kho mien tay ngon 8
- Tiếp đến cho cà tím vào đảo đều. Sau đó cho hỗn hợp đó vào nồi mắm.
cach lam mam kho mien tay ngon 9
- Cho tiếp cá điêu hồng vào nấu chín.
cach lam mam kho mien tay ngon 10
- Sau cùng cho tôm, mực vào nấu chín. Nêm lại gia vị cho vừa ăn.
cach lam mam kho mien tay ngon 11
- Chần bún qua nước sôi rồi cho vào bát. Xà lách, bông súng, húng thơm, giá tươi… cho lên trên. Cho tiếp thịt, cá, mực, tôm lên trên, chan nước dùng vào rồi thưởng thức khi còn nóng. Bạn có thể vắt vào ít chanh để món ăn dịu lại và thơm hơn.

Thứ Hai, 7 tháng 10, 2013

CHÍNH PHỦ MỸ ĐÓNG CỬA


BBC VN đưa tin chi tiết
  • Bộ Quốc phòng: Khoảng 1,4 triệu nhân viên mặc quân phục sẽ vẫn hoạt động. Một nửa trong số 800.000 nhân viên dân sự sẽ nghỉ làm nhưng các dịch vụ “đảm bảo an ninh quốc gia” được coi là ngoại lệ. Nhưng tất cả các nhân viên sẽ không được trả lương khi đi làm. ”Các nhân viên quân đội và dân sự phải đi làm sẽ được trả lương sau khi ngân sách tiếp tục được phân bổ,” theo ông Robert Hale, kiểm soát viên tài chính của Bộ Quốc phòng.

  • Bộ Năng lượng: Hầu hết các ban bệ của Bộ Năng lượng với gần 14.000 nhân viên sẽ đóng cửa trong khi chỉ khoảng hơn 1.000 nhân viên làm việc. Trong số 1.000 nhân viên đi làm có những người chịu trách nhiệm về an toàn cho các cơ sở hạt nhân, đập nước và đường dây tải điện quốc gia.

  • Bộ Giao thông: Các vị trí trong Bộ Giao thông, từ kiểm soát không lưu cho các sân bay tới thanh tra các nguyên liệu độc hại sẽ tiếp tục làm việc. Gần 37.000 trong số hơn 55.000 nhân viên của bộ này tiếp tục đi làm. Những hoạt động bị tạm ngưng bao gồm thanh tra an toàn ở các cơ sở, các hoạt động kiểm tra nhân sự đối với nhân viên và chương trình thử ma túy dành cho nhân viên.

  • Viện Smithsonian: Sở thú Quốc gia và 19 bảo tàng và khu triển lãm bao gồm cả Bảo tàng Lịch sử Tự nhiên, Bảo tàng Chân dung và Bảo tàng Hàng không Không gian sẽ đóng cửa. Trong tổng số hơn 4.000 nhân viên, gần 700 sẽ được giữ lại để “bảo vệ sinh mạng và tài sản” – đó là các nhân viên bảo vệ, nhân viên chăm sóc và nuôi thú tại Sở thú Quốc gia. Viện Smithsonian nói: “Về mặt pháp lý, Viện không thể nhận các dịch vụ tình nguyện của nhân viên để tiếp tục hoạt động trong thời gian phải đóng cửa.”

  • Vườn Quốc gia: Các vườn quốc gia – từ Yosemite tới Alcatraz và Tượng Nữ thần Tự do – sẽ đóng cửa và chỉ hơn 3.000 trong số gần 25.000 nhân viên tiếp tục làm việc. Các nhân viên này bao gồm những người đảm trách dịch vụ cứu hỏa, khẩn cấp và thực thi pháp luật. Những khách thăm vườn quốc gia trong ngày sẽ phải ra về ngay lập tức trong khi những người đang sử dụng các nơi ở qua đêm cũng sẽ phải tìm nơi ở khác.

  • Bộ Nội an: Khoảng 86% trong số 240.000 nhân viên sẽ tiếp tục làm việc trong đó có những người phụ trách kiểm tra hải quan ở các sân bay và hải cảng và đồn biên phòng. Đa số Lực lượng Tuần duyên, Mật vụ và Quản lý An toàn giao thông cũng sẽ thuộc diện miễn trừ trong giai đoạn ngưng hoạt động của Chính phủ. Cơ quan Di trú và Quốc tịch Hoa Kỳ sẽ vẫn tiếp tục xử lý hồ sơ xin thẻ xanh.

  • Bộ Tư pháp: Trong số gần 115.000 nhân viên của Bộ Tư pháp, khoảng gần 97.000 sẽ thuộc diện ngoại lệ bao gồm tất cả nhân viên của Cục Điều tra Liên bang FBI. Các nhân viên của Cục Chống Ma túy, Cục Quản lý Rượu, Thuốc lá, Vũ khí và Chất nổ cũng như các luật sư sẽ vẫn đi làm. Những người được miễn trừ khác là các nhân viên làm việc trong các nhà tù.

  • Bưu điện: Dịch vụ Bưu điện độc lập về tài chính sẽ vẫn tiếp tục hoạt động. Bưu điện không nhận ngân sách mà dựa vào thu nhập từ bán tem cũng như các loại phí khác.

 Haizzz Người Việt mình ở xa nước Mỹ tới nửa vòng trái đất, chuyện đóng cửa chính phủ Mỹ có lẽ không liên quan đến xứ Đông Dương. Cứ nghĩ nước Mỹ sẽ ngừng mọi hoạt động và suy thoái tiến tới diệt vong, kết thúc chủ nghĩa tư bản. Ta thì sống ngon.

Nếu ở Mỹ những ngày này, sẽ thấy vài công viên đóng cửa, bảo tàng Smithsonian không hoạt động. Tuy nhiên, mấy ông nghị bỏ phiếu chống Obamacare, lương vẫn lĩnh đủ, nhân viên Nhà Trắng, Quốc hội vẫn đi làm, metro vẫn chật người. 700.000 nhân viên phải nghỉ việc, hoặc làm không lương, so với 315 triệu người Mỹ, thì không thể ảnh hưởng ngay lập tức.

Có nhằm nhò tới VN không. Nếu bảo có thì bạn đọc sẽ cười vào mũi, chê ai đó bênh Mỹ. Nhưng chuyện thế này.

Giả sử 700.000 nhân viên cổ cồn cravat, mỗi ngày tiêu 1$ cho cá basa nhập khẩu từ Việt Nam (mua ở cửa hàng về nấu, ăn ở fast food hay nhà hàng), 1$/ngày cho quần áo đi làm. Nếu 1/3 số  quần áo được nhập từ VN, thì thiệt hại là nhãn tiền đối với nông dân Nam Bộ nuôi tôm cá, công nhân may mặc xứ Việt. Công cuộc toàn cầu hóa đã đến mọi ngõ ngách của thế giới. Nơi này có chiến tranh, nơi kia có thảm họa, nơi khác có khủng hoảng chính trị… đều liên quan tới nhau.


Nếu nhìn về phương diện chính trị, thấy tư bản quằn quại có người mừng, nhưng đôi khi là mừng  trên sự đau khổ của tầng lớp công nông tiền phong, đang kiếm từng đồng xu nhỏ, đóng thuế giúp các đại gia và các quan chức xây nhà, mua xe, gửi con du học. Nông dân không bán được cá, áo quần không ai mua, thì tiền cho quan chức và đại gia cũng ít đi. Hiệu ứng domino kinh tế toàn cầu không đơn giản như Karl Marx nghĩ cách đây gần 2 thế kỷ.

Nhìn một hiện tượng, ta nên tỉnh táo.

Thứ Sáu, 4 tháng 10, 2013

THẤT TÌNH VỚI CÔNG VIỆC


Tôi đến cơ quan hằng ngày. Đúng giờ. Đều đặn. Chăm chỉ. Chỉ thiếu mỗi một thứ: Sức sống! Từ hai tháng nay, tôi khó ở trong người. Tôi đâm ra “nghiện ngập” đủ thứ. Tôi nghiện đi café một mình sau mỗi buổi tan sở. Tôi đâm nghiện phim, cứ down đủ thể loại phim trên mạng về xem giết thời gian, có những ngày xem đến 2-3h sáng mới ngủ. Tôi hay cáu gắt, ai nói động vài câu là tôi quát. Tôi làm việc với cái tinh thần chán chường, ủ ê. Những ý tưởng vừa mới đâm chồi đã héo úa. 


Mỗi bà bán bánh cam tôi hay mua nhận ra, bà ấy dò hỏi, rất quan tâm: “Dạo này thấy mặt cô không tươi nhỉ? Buồn gì à?“, rồi bà còn thử tài bói toán: “tôi thấy ấn đường của cô u ám quá!”. Tôi cười: “Vàng lên giá, không mua được nên cháu buồn quá!”. Bà ấy cười giòn như pháo tết.
Tôi không thất tình mà nhìn như thất tình. Nhưng nếu xem công việc là một người tình thì đúng đấy! Tôi đang thất tình!


Tôi có cô bạn thân thời đi học, ngày cô bạn ấy được giữ lại khoa làm giảng viên, chúng tôi mở tiệc linh đình chúc mừng. Gần đây gặp lại, cô bạn tôi chỉ toàn thở dài đánh sượt, tôi nghe xong câu chuyện cũng chẳng biết làm thế nào, cũng thở dài đánh sượt theo! Được nhận vào khoa, ừ thì có oách đấy nhưng đúng chỉ biết người trong chăn mới biết chăn có rận. Cô bạn tôi khổ sở với những phe phái trong khoa và mệt mỏi với những trận chiến ngầm ẩn dưới cái vỏ bọc hào nhoáng và phẳng lì không tì vết.


Khổ thân thây, cô bạn tôi lại đứng giữa trận tiền. Theo một phe khổ một, không theo phe nào thì khổ mười! Từ ngày vào khoa đến giờ, cô bạn tôi chưa được đứng lớp mà làm “chân sai việc”, toàn phải làm những việc linh tinh. Cứ coi như đó là bước khởi đầu của người mới chưa có kinh nghiệm, nhưng có những chuyện khiến cô bạn tôi stress trầm trọng hơn. Trưởng khoa có một công ty riêng và cô bạn tôi được mời về cộng tác thêm, một lời đề nghị không thể chối từ!


Thế là từ đó, nghe chức thì cao nhưng cô ấy vừa phải đi đóng tiền điện thoại hàng tháng cho sếp- trưởng khoa, vừa phải lên lịch làm việc mỗi ngày cho sếp, vừa có thể là người nhập liệu nếu cần! Công việc chồng chất, nhiều ngày đến 11h tối mới về nhà. Thứ 7, chủ nhật, người ta nô nức đi chơi cũng phải lọ mọ đến cơ quan. Bị bóc lột sức lao động một cách trắng trợn. Cô ấy cắn răng chịu đựng. Sếp trong khoa nhẹ nhàng bao nhiêu thì về công ty mắng nhiếc cô ấy không tiếc lời bấy nhiêu! Có những lúc nghe những lời ngọt ngào đến dựng tóc gáy, có những lúc thì phải bật khóc trước những lời thóa mạ.

Cô bạn tôi stress liên tục, hiện giờ đang phải dùng thuốc.
Tôi thấy buồn. Tôi và cô bạn của tôi cứ như hai đóa hoa trên một mảnh vườn u ám, tưởng như cái hoa quắt quéo lại chỉ còn một mẩu, đợi rụng thôi!


Người ta đi làm vì cái gì? Ai cũng có thể trả lời câu hỏi này. Vì tiền, vì không thể “nhàn cư vi bất thiện”, vì thích, v.v. Nhưng trên tất cả, hoặc là sau tất cả mọi thăng trầm của sự trải nghiệm, đó chính là tình yêu đối với công việc.
Đôi khi, chúng ta yêu việc cứ như là yêu một chàng trai. Chúng ta buồn vui với nó, chúng ta trắng đêm vì nó, chúng ta nghiện nó và từng nghĩ sẽ sống trọn đời với công việc mà mình yêu. Chúng ta làm việc để sinh tồn nhưng cũng là để thỏa mãn đam mê. 


Chính vì vậy, tôi không ngạc nhiên chút nào khi có những người chọn những công việc tưởng chừng không hiểu nổi. Một ông lão làm nghề vớt xác trên sông Hoàng Hà. Một người đàn ông từ thời trai trẻ đến trung niên đều đặn đi xin xác các hài nhi bị bố mẹ tước bỏ quyền sống về chôn cất tử tế và anh cũng tình nguyện nuôi những cháu bé bị bỏ rơi. Một bà lão gần bảy mươi tuổi mà đêm đêm ngồi vẫn ngồi vá xe ở giữa lòng Sài Gòn hoa lệ, tay nghề của bà khiến cho nhiều thanh niên phải khâm phục học hỏi. Phải yêu việc, chúng ta mới gắn bó với nó, mới có năng lượng để cháy hết mình.


Yêu như yêu mối tình đầu. Như tôi những ngày đầu tiên đi làm. Chính anh TGĐ là người đã truyền đam mê với nghề cho tôi. Tôi làm việc bằng tất cả năng suất và trái tim của một cô gái trẻ, bằng sự cảm mến và kính phục tôi dành cho anh. Và tôi đã thấy mình giỏi lên nhiều, não căng vì phải suy nghĩ liên tục nhưng tôi hạnh phúc trong bận rộn. Và anh, cũng là một nguyên nhân khiến tôi dù chán việc đến vô cùng tận vẫn gắng gượng nở nụ cười mỗi ngày đến cơ quan. Dù muốn bỏ việc nhưng không lại không nỡ bỏ anh mà đi. Và, với những gì tôi đã xây dựng bấy lâu qua, thực sự, tôi không có can đảm từ bỏ.

Cô bạn tôi cũng trôi giữa lưng chừng “bỏ thì thương, vương thì tội” giống tôi. Vào khoa, trở thành một giảng viên là niềm đam mê cháy bỏng của cô bạn ấy. Nhất là khi đây là một trong những khoa của ngôi trường thuộc hàng danh tiếng, là niềm mơ ước của không chỉ sinh viên mà cả giảng viên các trường khác. Cô bạn ấy cũng biết, nếu cô bạn ấy chống lại người có tiếng nói và quyền lực nhất khoa thì con đường sau này của cô bạn chắc chắn là sẽ trải đầy gai, tương lai không dám nghĩ đến. Nhưng nếu tiếp tục, cô bạn tôi sợ mình sẽ phát điên lên.


Nhưng tôi và cô bạn đều hiểu, nhẫn nhịn và hèn nhát, chỉ cách nhau một gang tấc thôi! Và đôi khi, chúng lẫn lộn đến mức ta không nhận ra, hoặc ta cố để đừng nhận ra nó.Chìm ngập trong những ngày đáng chán, tôi bỗng nhớ tiếng cười giòn tan của bà bán bánh cam. Đã bao lâu tôi không thể cười giòn và đầy sức sống như thế rồi?


Tôi nhớ đến một “đóa Hồng” trong Sex and the city 2, tuyệt phẩm dành cho phụ nữ, đó chính là Miranda tóc ngắn cá tính. Cô ấy là một nữ luật sư, cô ấy xinh đẹp, cô ấy giỏi và bản lĩnh nhưng cô ấy luôn bị “lão sếp” chèn ép ra mặt. Mỗi khi cô ấy cất tiếng trong một cuộc họp, y như rằng có một bàn tay chặn ngay trước mặt cô ấy, ngăn chặn tất cả những lời nói và những ý tưởng. Cô ấy thảng thốt nhưng chịu đựng. Những cảm xúc bi dồn nén thành một khối u. Rồi một ngày Miranda nhận ra cô đã bị lão sếp bóc lột đến mức không thể chăm sóc gia đình mình một cách tử tế, không thể chơi cùng con, không thể đến trường với con. Cô ấy phải truy cập internet mọi lúc mọi nơi để xem mail, dù là đang đi ăn cưới, vì đó là mail sếp! Tệ hơn, Miranda luôn phải chấp nhận một bàn tay thô thiển luôn chực chờ khi cô ấy có ý kiến, bàn tay che đi gương mặt, tri thức, trình độ và lòng tự trọng của mình!


Đến phút cuối, Miranda trả lại cho “lão sếp hắc ám” một bàn tay ngay trước mặt và chạy về dự lễ trao giải phát minh của con trai. Miranda cười vang hạnh phúc với cậu con trai và chồng mình. Cô ấy đã bỏ việc một cách hoàng tráng và đầy gai góc, khán giả vỗ tay ầm ầm. Dĩ nhiên, Miranda không khó để có một công việc ngay sau đó và như Carrie nói: “Miranda cuối cùng cũng hiểu, một chỗ làm việc tốt là nơi mà mọi ý kiến của mình đều được tôn trọng”.
Có những thứ mà khi đã sống quá lâu với nó, ta sẽ dễ dàng chịu đựng nó như là một thói quen. Ta sẽ thỏa hiệp với nó và bán đứng chính mình như một kẻ hèn nhát. Chúng ta đều không ai muốn làm một đóa hồng ngoài tươi trong héo úa. Chúng ta đều muốn trở thành những đóa hồng đầy kiêu hãnh!
Tôi lại đang nghe Đỗ Bảo: "Giờ đã là lúc mà thời gian để yêu... Giờ đã là lúc sống giấc mơ đời mình..."
P/s: Chắp bút tặng chính mình và một người bạn. Tôi- là ai không quan trọng. Quan trọng là: Hãy can đảm lên! Những Đóa Hồng!