WASHINGTON — Chỉ còn chưa đầy một tuần lễ nữa trước khi một nền kinh tế Hoa Kỳ còn đang hồi phục lại phải đối mặt với một chế độ kiệm ước khắt khe gồm những khoản tăng thuế trong mọi lãnh vực và cắt giảm mạnh chi tiêu liên bang. Các hy vọng về việc tránh được “bờ vực tài chính” trước ngày 1 tháng giêng đang mỗi ngày một lu mờ thêm.
Có thể gọi đó là một “Nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi” của Washington – như tựa đề của bộ phim ăn khách Mission Impossible.
Thách thức là gì? Một Quốc hội chia rẽ về chính trị và bế tắc triền miên chỉ còn có vài ngày nữa để đúc kết một kế hoạch cắt giảm thâm hụt có thể được chấp thuận bởi cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lập pháp của cả hai đảng. Kế hoạch sẽ phải được thông qua bởi cả hai viện Quốc hội và ký thành luật trước giao thừa Tết dương lịch, nếu không thì Hoa Kỳ sẽ thực sự rớt xuống “bờ vực tài chính.”
Nói cách khác, Washington phải hoàn tất trong một vài ngày nữa điều mà nhiều năm thương nghị ráo riết đã không đem lại được: một kế hoạch để ổn định hóa khối nợ quốc gia không ghìm được của nước Mỹ, hiện ở mức 16 ngàn tỷ và dự kiến sẽ lên tới 20 ngàn tỷ trong vài năm nữa.
Thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso nói:
“Tôi không muốn chúng ta rơi xuống bờ vực. Tôi muốn tìm ra một giải pháp.”
Lời của thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso trong chương trình Tin tức Chủ nhật của đài đã được Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy Klobuchar lập lại trong chương trình This Week của đài ABC:
“Ðã đến lúc phải trở lại bàn thương nghị.”
Từ hơn 1 tháng, các cuộc thương nghị đã được dẫn đầu bởi Tổng thống Obama, người của đảng Dân chủ, và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng Hoà. Nay, ông Boehner gần như đã hoàn toàn rút ra khỏi các cuộc đàm phán.
Sau khi không thu hẹp được những cách biệt với ông Obama, tuần trước ông Boehner tự mình đã tìm cách thông qua dự luật cứu tất cả mọi người ngoại trừ các triệu phú tránh khỏi bị tăng thuế liên bang. Nhưng các đảng viên cực kỳ bảo thủ của đảng Cộng Hoà đã từ chối không ủng hộ dự luật, và ông Boehner đã bãi bỏ cuộc biểu quyết và hoãn cuộc họp Hạ viện cho đến khi có thông báo mới. Ông Boehner nói gánh nặng đúc kết một thỏa thuẫn nay đè lên vai Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham nói:
“Tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ lợi tức, kể cả tăng thuế, mặc dù tôi không thích chúng, để cứu đất nước khỏi tình trạng giống như Hy Lạp.”
Ông Graham phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC. Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ, như bà Amy Kobuchar, người tán thành một thỏa thuận quy mô lớn giải quyết cả vấn đề thuế lẫn dự chi liên bang, bao gồm các cải cách đối với những chương trình tốn kém cung cấp chăm sóc y tế và các quyền lợi khác cho người về hưu.
“Tôi rất muốn thấy một thỏa thuận lớn hơn. Tôi không ao uớc gì hơn, và luôn luôn có các phép lạ. Ðây là dịp Giáng Sinh mà.”
Trước khi lên đường đi Hawaii nghỉ lễ Giáng Sinh, Tổng thống Obama đã gợi ý rằng một kế hoạch được điều chỉnh bớt nhằm giảm thuế cho giới trung lưu Mỹ có thể là phương án khả thi duy nhất còn lại trước khi tiến tới bờ vực tài chính. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Dứt khoát không có lý do nào không bảo vệ để những người Mỹ này khỏi bị tăng thuế.”
Một số nhà phân tích chính trị tin rằng các nhà lập pháp sẽ tìm được ý chí chính trị để dung hoà chỉ ngay sau ngày 1 tháng giêng, khi họ phải đối mặt với sự căm phẫn của cử tri giận dữ vì bị tăng thuế và số lương sau khi trừ thuế thấp hơn kèm theo những dịch vụ chính phủ bị giảm bớt do những khoản giảm chi liên bang.
Trong khi chờ đợi, các thị trường tài chính có thể rơi vào cảnh hỗn loạn, giới tiêu thụ có thể hạn chế chi tiêu, và các cơ sở kinh doanh có thể giảm bớt hoạt động để chuẩn bị cho các biện pháp kiệm ước, gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh.
Có thể gọi đó là một “Nhiệm vụ không thể hoàn thành nổi” của Washington – như tựa đề của bộ phim ăn khách Mission Impossible.
Thách thức là gì? Một Quốc hội chia rẽ về chính trị và bế tắc triền miên chỉ còn có vài ngày nữa để đúc kết một kế hoạch cắt giảm thâm hụt có thể được chấp thuận bởi cả Tổng thống Obama lẫn các nhà lập pháp của cả hai đảng. Kế hoạch sẽ phải được thông qua bởi cả hai viện Quốc hội và ký thành luật trước giao thừa Tết dương lịch, nếu không thì Hoa Kỳ sẽ thực sự rớt xuống “bờ vực tài chính.”
Nói cách khác, Washington phải hoàn tất trong một vài ngày nữa điều mà nhiều năm thương nghị ráo riết đã không đem lại được: một kế hoạch để ổn định hóa khối nợ quốc gia không ghìm được của nước Mỹ, hiện ở mức 16 ngàn tỷ và dự kiến sẽ lên tới 20 ngàn tỷ trong vài năm nữa.
Thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso nói:
“Tôi không muốn chúng ta rơi xuống bờ vực. Tôi muốn tìm ra một giải pháp.”
Lời của thượng nghị sĩ Cộng hoà John Barrosso trong chương trình Tin tức Chủ nhật của đài đã được Thượng nghị sĩ Dân chủ Amy Klobuchar lập lại trong chương trình This Week của đài ABC:
“Ðã đến lúc phải trở lại bàn thương nghị.”
Từ hơn 1 tháng, các cuộc thương nghị đã được dẫn đầu bởi Tổng thống Obama, người của đảng Dân chủ, và Chủ tịch Hạ viện John Boehner, đảng viên Cộng Hoà. Nay, ông Boehner gần như đã hoàn toàn rút ra khỏi các cuộc đàm phán.
Sau khi không thu hẹp được những cách biệt với ông Obama, tuần trước ông Boehner tự mình đã tìm cách thông qua dự luật cứu tất cả mọi người ngoại trừ các triệu phú tránh khỏi bị tăng thuế liên bang. Nhưng các đảng viên cực kỳ bảo thủ của đảng Cộng Hoà đã từ chối không ủng hộ dự luật, và ông Boehner đã bãi bỏ cuộc biểu quyết và hoãn cuộc họp Hạ viện cho đến khi có thông báo mới. Ông Boehner nói gánh nặng đúc kết một thỏa thuẫn nay đè lên vai Tổng thống Obama và các nhà lãnh đạo Thượng viện.
Thượng nghị sĩ Cộng Hòa Lindsey Graham nói:
“Tôi sẽ bỏ phiếu ủng hộ lợi tức, kể cả tăng thuế, mặc dù tôi không thích chúng, để cứu đất nước khỏi tình trạng giống như Hy Lạp.”
Ông Graham phát biểu trong chương trình Meet the Press của đài NBC. Trong khi đó, một số thượng nghị sĩ của đảng Dân chủ, như bà Amy Kobuchar, người tán thành một thỏa thuận quy mô lớn giải quyết cả vấn đề thuế lẫn dự chi liên bang, bao gồm các cải cách đối với những chương trình tốn kém cung cấp chăm sóc y tế và các quyền lợi khác cho người về hưu.
“Tôi rất muốn thấy một thỏa thuận lớn hơn. Tôi không ao uớc gì hơn, và luôn luôn có các phép lạ. Ðây là dịp Giáng Sinh mà.”
Trước khi lên đường đi Hawaii nghỉ lễ Giáng Sinh, Tổng thống Obama đã gợi ý rằng một kế hoạch được điều chỉnh bớt nhằm giảm thuế cho giới trung lưu Mỹ có thể là phương án khả thi duy nhất còn lại trước khi tiến tới bờ vực tài chính. Nhà lãnh đạo Mỹ nói:
“Dứt khoát không có lý do nào không bảo vệ để những người Mỹ này khỏi bị tăng thuế.”
Một số nhà phân tích chính trị tin rằng các nhà lập pháp sẽ tìm được ý chí chính trị để dung hoà chỉ ngay sau ngày 1 tháng giêng, khi họ phải đối mặt với sự căm phẫn của cử tri giận dữ vì bị tăng thuế và số lương sau khi trừ thuế thấp hơn kèm theo những dịch vụ chính phủ bị giảm bớt do những khoản giảm chi liên bang.
Trong khi chờ đợi, các thị trường tài chính có thể rơi vào cảnh hỗn loạn, giới tiêu thụ có thể hạn chế chi tiêu, và các cơ sở kinh doanh có thể giảm bớt hoạt động để chuẩn bị cho các biện pháp kiệm ước, gây nguy cơ cho sự phục hồi kinh tế vốn đã mong manh.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét