Thứ Hai, 25 tháng 8, 2014

PHỤ NỮ KHI NÀO CẦN LẤY CHỒNG??


Mỗi khi gặp lại người quen cũ, mình thường nhận được câu hỏi, “lấy chồng chưa, khi nào (chịu) lấy?”. Mình chẳng biết thế nào cho phải nên đành trả lời bâng quơ. Đáp lại, có người cười đồng tình, có người dả vờ nhăn mặt, có người tiếc rẻ, “coi lấy cho rồi, kén cá chọn canh hoài”. Hay có người còn lo thay mình: “Ba mưoi tuổi rồi, ế bây giờ?”.

Trong những câu trả lời ấy, thật sự, mình không biết câu nào đùa, câu nào thật, câu nào chân thành, câu nào không. Cũng có thế, đó chỉ là cách trò chuyện xã giao của người ta, chứ việc mình có “được” cưới hay “bị” cưới cũng chẳng làm họ nghèo đi, giàu thêm, bất hạnh hay hạnh phúc hơn cả. Nói tóm lại là mình “ế” hay “đắt” cũng không liên quan gì cuộc sống của họ. Điều quan trọng là mình có muốn, có thèm lấy chồng hay không thôi.




30 tuổi, ở tuổi này, bạn bè hồi cấp một, cấp hai, cấp ba và cả đại học nhiều đứa đã đính hôn, lên xe hoa, thậm chí đã 2 đứa. Nhưng mình không vì thế mà thôi thúc bản thân, “lấy chồng cho rồi, còn kịp với bạn bè, với người ta”. Vì thật sự, mình không có khái niệm lấy chồng sớm hay muộn mà chỉ là mọi thứ đã đủ chín muồi (mang nghĩa tương đối) để kết hôn hay chưa. Mình cũng không nghĩ rằng ở một độ tuổi nào đó thì con gái (dù ở thành thị hay nông thôn, học nhiều hay học ít…) nên- hay- chưa- nên- lấy- chồng.


Mình đã 30 tuổi, cái tuổi không còn trẻ để ham vui hơn ham làm, ham nghịch hơn ham nghiêm túc. Cũng không còn trẻ để có thể cho mình cái quyền được mắc sai lầm rồi sửa chữa, được cho mình cái suy nghĩ thích làm gì thì làm mà không nghĩ đến kết quả sau này. 


Mình ngấp nghé tuổi băm, mình đã chán cuộc sống một mình, đã biết thu vén nhà cửa, bếp núc, gia đình, tiền nong, đã có một công việc ổn định…nhưng nếu vẫn chưa tìm thấy một người phù hợp để làm chồng của mình, làm cha của những đứa con mình thì mình vẫn…không kết hôn với ai đó nếu họ cầu hôn mình (dù lúc đó thật sự rất muốn lấy chồng). 



Mình nghĩ rằng, hai mấy hay ba mấy tuổi đi nữa thì cũng không phải là già vì tình yêu thật sự thì không có tuổi. Hôn nhân là điều hệ trọng, hơn hết cả, cuộc sống hôn nhân cần sự đồng điệu trong tâm hồn của hai mảnh ghép lại. Mình thà sống một mình vui vẻ còn hơn sợ cái tuổi ngấp nghé bao nhiêu đó mà gật vội gật vàng, cưới nhanh cưới nhảu một người đàn ông nào đấy mà mình chưa thật sự bằng lòng để rồi sau này có lúc lại ngoảnh đầu về phía sau. 



Mình thà sống độc thân yêu đời còn hơn chịu cảnh “cơm không lành, canh không ngọt”, “ lấy râu ông nọ, chắp cằm bà kia”, còn hơn chịu cảnh “bằng mặt mà không bằng lòng”, lấy nhau mà không hiểu hay hợp nhau đôi phần để trái tim người phụ nữ ngày một hao mòn đi. 



Và hơn hết, mình sợ (những) đứa con mình sinh ra sẽ chịu cảnh thiệt thòi nếu lỡ may bố mẹ chúng không thể nào dung hòa. Thế nên, 30 tuổi, mình vẫn yêu đời, yêu cuộc sống hiện tại và chờ đợi người đàn ông của đời mình xuất hiện. Mình còn thời gian để “bồi dưỡng” cho chính mình những kỹ năng cần thiết để làm một nàng dâu, người vợ, người mẹ để khi đến lúc, mình gật đầu ai đó không chút lăn tăn.



Nói vậy, không có nghĩa mình không đồng tình với những em, bạn, chị gái đã lấy chồng khi tuổi đời còn rât trẻ. Bây giờ, mười tám, nười chín hay hai mươi người ta thường cho là sớm để làm vợ hay làm chồng một ai đó. Nhưng mình nghĩ, pháp luật đã cho phép kết hôn khi đủ tuổi thành niên tức mười tám tuổi thì chẳng có gì là sớm nếu những đôi yêu nhau đã sẵn sàng cho cuộc sống lứa đôi. 



Đặc biệt là người con gái, nếu đã “chín muồi” trong tình yêu, suy nghĩ, và có đủ điều kiện để xây dựng hạnh phúc gia đình thì lấy chồng ở tuổi nào (trên mười tám tuổi) cũng không là sớm cả. Mình nghĩ, kết hôn ở tuổi nào đi nữa thì điều quan trọng nhất là sự tự nguyện, sự bằng lòng, sự sẵn sàng cho quyết định…và chấp nhận kết quá dù là hạnh phúc hay khổ đau. 



Đến khi lấy rồi nếu nhỡ may mọi chuyện không như ý thì mình cũng không hối hận hay tự dằn vặt bản thân. Và mình phải dám chịu trách nhiệm với tất cả những quyết định của chính mình rồi sau đó mạnh mẽ vượt qua chúng.


Ở mỗi thời điểm, mỗi hoàn cảnh khác nhau, chúng ta sẽ có những suy nghĩ, nhận định, cách nhìn và quan điểm khác nhau thế nên mình nghĩ không nên rập khuôn điều gì theo “số đông”…, mọi thứ nằm ở chính bản thân và cuộc sống của mình thôi. 



Giờ, mình vẫn là phụ nữ độc thân, thích cuộc sống tự do nhưng biết đâu, năm sau hay thậm chí vài tháng sau mọi thứ sẽ thay đổi một trăm tám chục độ, mình sẽ cuống lên mà tâm sự với mẹ: “mẹ ơi, con thèm lấy chồng, muốn lấy chồng lắm rồi nè” thì lúc ấy mình sẽ luýnh qua luýnh quýnh đi “kiếm” chồng hoặc giả có rồi thì nhắc khéo người ta, “anh, em nhiều người thương lắm nghen, không chịu buộc lại, người ta tranh mất ráng chịu nghen” hoặc “bí quá” thì mình chuyển sau làm con trâu, “anh, em muốn anh sẽ là cha của những đứa con em, anh có muốn em làm mẹ của những đứa con anh hôn, suy nghĩ rồi trả lời nhanh để em còn tính?”, hâhhahahaha


Đó là chuyện của thì tương lai, còn bây giờ mình sẽ cố gắng sống sao cho những khoảng thời gian khác nhau trong cuộc đời, dù một mình hay hai mình, dù “được” đá hay “bị” người ta đá”…đều là khoảng thời gian đẹp nhất.


Ps: Dạo này có nhiều người hỏi mình chuyện “chống lầy” quá mà mình thì chưa có gì để “chống” hay “lầy” cả nên viết cái entry này “chống” tạm vậy. Như đã nói thì mọi thứ chỉ mang tính tương đối, trên đây chỉ là suy nghĩ chủ quan của mình, nếu ai đồng cảm thì cười cái cho đời hắn tươi nghen.


Thứ Bảy, 9 tháng 8, 2014

TẬP NÓI" Q........."


Tôi nhớ có lần, một người bạn nói với tôi rằng "Em phải tập để biết quên đi thì cuộc sống mới nhẹ nhõm được".

Lúc ấy, tôi bỏ ngoài tai lời khuyên này bởi tôi luôn nghĩ: "con người sống mà quên đi những gì đã có trong quá khứ là người vô tình, vô nghĩa. Tôi chưa nhiều tuổi và cuộc sống chưa có nhiều biến cố".

Bây giờ, sau nhiều năm, tôi bắt đầu thấy lời khuyên kia thật có lý. Có quá nhiều chuyện xảy đến với tôi trong cùng một thời gian và với bản tính "giữ lại trong đầu mọi chuyện", tôi bắt đầu gặp rắc rối .
Ừ, nếu chuyện vui thì không sao nhưng cuộc sống mà, đâu phải chỉ có chuyện vui, oái oăm là lại có cả những chuyện buồn, những chuyện không hài lòng, những sự bội phản, những hiểu lầm và...

Thời gian thì cứ trôi, hết ngày rồi đến đêm và sang một ngày mới. Cuộc sống thì vẫn cứ đòi hỏi mỗi người nếu đang tồn tại phải làm tròn trách nhiệm của mình. Tôi cũng như bao nhiêu người xung quanh, vẫn cứ "phải sống", phải làm việc, phải cười nói, phải "vui chơi"... Thế là nảy sinh mâu thuẫn. 

Cái sự "nhớ" gây rắc rối. Nó làm hỏng những cuộc vui, làm gián đoạn suy nghĩ, làm giảm sức làm việc và thậm chí ngăn chặn cả sự hưởng thụ cuộc sống theo mọi phương diện. Thế là không ổn rồi.
Và sau bao năm sống ở đời, tôi bắt đầu học "quên". 

Mới đầu nghe thì đơn giản, tưởng muốn quên thì quên thôi, mình không nhớ nữa là quên chứ có gì đâu? Nhưng không phải! Cái sự "quên" lại không đơn giản thế, nó là "kẻ cứng đầu" và khó trị, nó "dai như đỉa", nó luồn lách trốn chui trốn lủi trong đầu ta và luôn tìm cơ hội quấy rối ta.

Chả lẽ, ta đã học được bao nhiêu thứ ở đời vậy mà có mỗi "học quên" mà không được. Tôi sẽ học, tôi sẽ học được. Sẽ có ngày, tôi có quyền nói lớn: "Tôi đã quên!".



ĐÀN ÔNG ĐÍCH THỰC


Tôi có đọc đâu đó rằng, có ba điều người đàn ông tử tế không được phép làm: bất hiếu với bố mẹ, lừa dối người mình yêu và không thừa nhận con cái. Sự trung thực, với người đàn ông, chính là một trong những biểu hiện đó. Đối diện với những sự cố lớn của cuộc đời, người đàn ông sẽ bộc lộ tâm tính của mình rõ nhất.

***
Steve Job có nói rằng, người thợ mộc tài hoa là người không bao giờ dùng miếng gỗ xấu làm mặt sau chiếc tủ của mình. Bởi có thể người khác không biết, nhưng chính bạn thì biết rất rõ điều đó...
Sự thật do chính mình tạo nên, có lẽ hơn ai hết, chúng ta tự thấu hiểu. 

Cách biểu đạt sự thật ra sao với người đối diện là tuỳ vào cách chúng ta ứng xử. Nhưng mỗi cách ứng xử của chúng ta cũng thể hiện bản chất con người. Người thợ mộc tài hoa có thể có đủ cách lấp liếm để biện minh rằng, tấm gỗ ấy phù hợp với chiếc tủ ấy. Nhưng anh ta sẽ biết, nó có thực sự xứng đáng với một chiếc tủ đẹp hay không.


Và người tử tế thì sẽ không chấp nhận điều đó, ngay từ khi ý định đó chưa hình thành.
Trong kịch "Trai đẹp lắm chiêu" ở sân khấu Thế giới trẻ, có một anh chàng lái taxi nói dối hoàn hảo, đến mức có hai cô vợ ở cách nhau hai dãy phố mà vẫn rất êm ấm. Anh ta lên lịch chăm sóc vợ cả, âu yếm vợ hai hoàn hảo. Cho đến một ngày anh ta vô tình bắt cướp trên đường phố và báo chí đưa tin. Từ đó, phần còn lại của vở kịch chỉ là cuộc trốn chạy và lấp liếm của chàng nói dối, với những tình huống cười ra nước mắt.
Kịch bản hợp lý đến mức, ai cũng tin rằng, kẻ nói dối thì chẳng bao giờ có thể... sống sót, nhất là xung quanh anh ta toàn những người tử tế và thật thà...


Trong những bộ phim xã hội đen của Hồng Kông, những bộ phim dành cho giới bình dân với những câu chuyện tình – tiền – tù – tội có phần thảm khốc. Người ta luôn làm ra những mâu thuẫn triệt để rồi thanh trừng, báo thù, tạo nên những cảnh huống gay cấn và hồi hộp. Tôi vẫn nhớ rất rõ, hình ảnh những người đàn ông chính trực trong bộ phim ấy, dù có thể gặp những sự cố chết người nhưng với những gì là rường cột của cuộc sống, của lý tưởng sống, đó là gia đình, ông chủ và những đứa con, họ sẽ bảo vệ đến cùng!.


Người cha đi ra đường chém đối thủ hay thủ tiêu kẻ thù, nhưng sẽ cố gắng không cho con mình biết điều đó. Không phải đó là sự dối trá, mà cố gắng giữ cho con cuộc sống yên lành. Hay người đàn ông có thể bỏ trốn hay tháo chạy khỏi các cuộc đua, nhưng anh ta sẽ không bao giờ bỏ rơi người phụ nữ mình yêu. Và đặc biệt, dù chính hay tà, thì sự hiếu đễ với cha mẹ là điều mà các nhà làm phim đặc biệt đề cao.


Đó tất nhiên chỉ là phim ảnh, nhưng nói theo cách khác thì phim ảnh chính là nơi thể hiện khát vọng của con người. Người ta luôn có niềm tin rằng, người đàn ông sẽ là trụ cột của một tổ chức hay trụ cột gia đình. Và khán giả sẽ phẫn nộ khi nhận ra rằng, người hùng mà họ đặt niềm tin hoá ra lại là kẻ hèn nhát và vô nhân.


Tôi từng gặp những người đàn ông (mà không biết có thực sự là đàn ông không) ngoài mặt toàn nói những điều tốt đẹp, nhưng khi đối tác vừa quay đi đã xọc thẳng một nhát dao sau lưng. Có những người rất trí thức, làm giám khảo nhiều cuộc thi, đã từng ngồi trước mặt tôi nói những lời khen ngợi hết lời, nhưng trong một đám gặp với người khác lại chê tôi không còn một lời nào xấu xa hơn thế.


Một người đàn ông tử tế có lẽ không bao giờ làm những việc hạ lưu như thế. Và tuyệt đối không sống hai mặt.
Và người đàn ông quan trọng nhất là phải giữ chữ tín của mình, không bao giờ dùng sự dối trá để hành nghề và ứng xử trong đời. Khi nghe được tất cả những điều đó, bị đâm sau lưng đến đau điếng, tôi chọn giải pháp im lặng. Xoá bỏ tất cả những điều đó ra khỏi cuộc sống của mình. Bởi nói như đức Phật, im lặng chính là cấp độ cao nhất cho sự phỉ báng.


Người đàn ông trung thực không có nghĩa là người đàn ông ngờ nghệch và ngô nghê. Sự trung thực không bao hàm nghĩa của sự ngu dốt. Trung thực là thước đo phẩm chất của một con người trong xã hội hiện đại. Và sự trung thực đó được thể hiện trong những việc làm cụ thể, ứng với những quy chuẩn chung của xã hội. Những kẻ láu cá có thể có được những thành công nhanh chóng, nhưng sự nghiệp lâu bền của một con người không thể đi tắt và cũng không thể xây dựng bằng những xảo ngôn.


Một trong những nguyên tắc để sống, là thành thật với mình và với người. Sự khôn ngoan của một con người, là làm sao dung hoà được những điều mình muốn và người muốn. Trong nguyên tắc kinh doanh mới, sự hợp tác không chỉ bao hàm ý nghĩa kẻ nào mạnh là kẻ chiến thắng mà còn có hàm nghĩa rằng, khi chúng ta hợp tác chúng ta cùng có lợi, cùng là những người chiến thắng. Mà không có sự hợp tác lâu bền nào dựa trên sự dối trá.


Có những người đàn ông nho nhã và luôn "chém gió" ngoài đường, nhưng ứng xử với người thân như người dưng nước lã, bạc bẽo với bạn bè và thường xuyên đè ép nhân viên, đồng nghiệp, vậy thì đó có phải là người đàn ông trung thực và tử tế? Sự tử tế phải bắt đầu từ gốc rễ cuộc sống, từ trong căn nhà của bạn, trong tổ ấm hay trong cả một lời nói với người lạ mà bạn bắt gặp trên đường.
Đôi khi chúng ta phải tỉnh thức để biết mình nên làm gì cho đúng với chính mình, để khỏi bị vướng vào những cái bẫy của những lời nói dối.

Hãy chọn con đường nào gần gụi, để sống thật và sống khoẻ...
Vì cuộc sống này đã quá bề bộn rồi...



Thứ Hai, 4 tháng 8, 2014

TÓM TẮT CÁC DIỆN DI TRÚ TRƯỚC ĐÂY

ODP - Orderly Departure Program:
Chương trình ra đi có trật tự được lập ra với những diện được định cư như đoàn tụ gia đình, con lai, cựu nhân viên công sở Mỹ... như sau:

* Diện HO: Là diện di dân nhân đạo được ký kết giữa Hoa Kỳ và Việt Nam cho phép các cựu quân nhân VN trong quân đội Mỹ trước 1975 nếu đã đi học tập cải tạo từ 3 năm trở lên được di dân tới Hoa Kỳ.

* Diện U11: Những nhân viên được tuyển dụng trực tiếp bởi Chính phủ Hoa Kỳ tại Việt Nam với thời gian làm việc được chứng minh tổng cộng từ 5 năm trở lên trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.

* Diện V11: Những nhân viên được tuyển dụng trực tiếp bởi các công ty tư nhân Hoa Kỳ hoặc các tổ chức của Hoa Kỳ với thời gian làm việc được chứng minh tổng cộng từ 5 năm trở lên trong giai đoạn từ ngày 01 tháng 01 năm 1963 đến ngày 30 tháng 4 năm 1975.


HR: Chương trình tái định cư nhân đạo

Ngày 15-11-2005, Chính phủ Việt Nam đã ký thỏa thuận cuối cùng với Chính phủ Hoa Kỳ về việc mở Tiến trình tái định cư nhân đạo (HR). Theo đó, Chính phủ Việt Nam và Chính phủ Hoa Kỳ sẽ hợp tác trong việc xem xét và cho phép xuất cảnh tái định cư tại Hoa Kỳ những công dân Việt Nam thuộc đối tượng của Chương trình Ra đi có trật tự (ODP) nhưng trước đây chưa thể nộp đơn hoặc chưa thể hoàn tất hồ sơ trước khi Chương trình ODP kết thúc vào ngày 30-09-1994 vì lý khách quan như điều kiện kinh tế, không có điều kiện tiếp cận thông tin về chương trình ODP, hoặc do trước đây chưa muốn đi định cư tại Hoa Kỳ nên không nộp hồ sơ ODP