Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012
ENGLAND NĂM 1945 - SUY NGẪM VỀ NƯỚC MỸ
Tương tự như Anh năm 1945, khủng hoảng kinh tế và tình trạng nợ công cao ngất ngưỡng đặt dấu chấm hết cho giấc mơ đế quốc của Mỹ . Vị thế của Mỹ hiện nay gợi lại tình huống của nước Anh năm 1945. Ngập sâu trong nợ nần sau Chiến tranh thế giới thứ 2, cộng với gánh nặng đến từ các cam kết xây dựng Dịch vụ Y tế Quốc gia cũng như các chương trình phúc lợi khác, đế quốc Anh bắt đầu suy yếu.
Không dừng lại ở đó, đế quốc Anh một thời từng tự hào với khả năng kiểm soát, điều chỉnh các sự kiện phát sinh trên toàn cầu trước đó, bắt đầu trở nên trì trệ, thậm chí, mất đi sức mạnh và ý chí sẵn sàng theo đuổi các “sứ mệnh” của họ trong vai trò là một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới .
Với Mỹ, tình huống mà họ đang lâm vào trong vai trò là một đế quốc còn bi đát hơn cả Anh một thời
Mỹ luôn mâu thuẫn về vai trò bá chủ toàn cầu của họ. Hiện người Mỹ không còn đủ tự tin hoặc chưa từng có được niềm tin như Anh đối với “vận mệnh” đế quốc của họ.
Khi mới được khai sinh, Mỹ luôn do dự trước các quyết định để tham gia vào bất cứ xung đột chính trị quốc tế nào. Vị Tổng thống đầu tiên của cường quốc số 1 thế giới, George Washington từng nhấn mạnh Mỹ cần phải “tránh bị lôi kéo vào những tình huống phức tạp trên thế giới”.
Tổng thống George Washington nổi tiếng với bài diễn văn chia tay năm 1796 (Farewell Address) trong đó, chủ trương theo đuổi một nền cộng hòa chân chính đúng nghĩa, kịch liệt chống lại tư tưởng chia rẽ và dấn thân vào các cuộc chiến ở ngoại quốc.
Về sau, các Tổng thống Mỹ cũng đã y theo lời chỉ dẫn của vị Tổng thống đầu tiên trong lịch sử nước Mỹ.
Trong Chiến tranh Lạnh, Mỹ tự cho mình là lãnh đạo của một “thế giới tự do” – tuyên bố nghe có vẻ nặng về trách nhiệm đạo đức giống với tuyên bố của bất cứ đế quốc nào trong lịch sử. Theo đó, Mỹ thiết lập và giữ quyền bá chủ thế giới dựa trên sức mạnh liên bang, các loại hỗ trợ trực tiếp và một mô hình kinh tế, xã hội vượt trội chứ không cần phải động dao động súng, tiến hành các cuộc xâm lược quy mô và tốn kém.
Cho đến cách đây chừng hơn 10 năm, các chính trị gia tân bảo thủ Mỹ công khai cổ vũ cho chủ nghĩa đế quốc , kêu gọi người Mỹ thay thế người Anh gánh vách trách nhiệm và nghĩa vụ đối với thế giới . Điều này được thể hiện trong chính sách đối ngoại của Mỹ thời kỳ này.
Mỹ bắt đầu thực hiện chính sách can thiệp quân sự với mục đích thay đổi chế độ của một quốc gia khác, bao gồm Iraq, Afghanistan và Libya.
Nếu như Chiến tranh thế giới thứ 2 được nhiều người trong giới sử gia tranh luận như là sự kiện đặt dấu chấm hết cho đế quốc Anh thì khủng hoảng tài chính năm 2008 cũng được xem là mốc đánh dấu sự kết thúc của đế quốc Mỹ.
Trong một bài diễn văn hồi năm ngoài, Tổng thống Obama tuyên bố: “Mỹ còn khả năng sử dụng sức mạnh quân sự để ngăn chặn, can thiệp vào bất cứ biến động nào nữa”. Nói cách khác tuyên bố này của Tổng thống Obama là sự thừa nhận rằng những gì Mỹ có thể làm cũng đều có giới hạn và từ đây, cường quốc số 1 thế giới sẽ chấm dứt lối hành xử theo kiểu đế quốc.
Nhiều nhà phân tích chính trị bình luận đây là tuyên bố khẳng định sự “thoái lui” của Mỹ khỏi các “sứ mệnh” mà một đế quốc hùng mạnh nhất thế giới phải đảm nhận. Và sự thoái lui ấy không phải bị thúc đẩy bởi chủ nghĩa biệt lập truyền thống của Mỹ mà trên thực tế, xuất phát từ sự bắt buộc cần thiết.
Tương tự như nước Anh thời hậu Chiến tranh thế giới thứ 2, một nước Mỹ hiện đại ngày nay không còn đủ các nguồn lực tài chính để duy trì đế chế của họ. Thâm hụt ngân sách và khủng hoảng nợ công trầm trọng mà Mỹ đang phải đối mặt rõ ràng hủy hoại giấc mơ đế quốc của họ chứ không phải là do sự thay đổi về mặt tư tưởng.
Cuối cùng, lịch sử đế quốc Anh nói lên một điều rằng chủ nghĩa đế quốc dưới bất cứ hình thức nào cũng đều thiếu sót và sai lầm. Đầu tiên là, chủ nghĩa đế quốc cực đắt đỏ. Sự nổi lên của Trung Quốc và các cường quốc mới nổi trên thế giới cho thấy nền kinh tế Mỹ dù có khôi phục thì quy mô của nó cũng bị thu hẹp lại. Mỹ chắc chắn sẽ không thể giành lại được những ưu thế giống như họ từng có những năm 1945 và 1989. Chỉ riêng thực tế này cũng đủ để chứng tỏ ngày nay, một cơ chế đa phương sẽ là trật tự thế giới phù hợp hơn so với quyền lãnh đạo độc tôn.
Thứ hai là, người Anh nhận ra rằng để duy trì một đế quốc đòi hỏi phải toan tính từng li từng tí cộng với khả năng am tường, hiểu biết về bất cứ quốc gia nào trong thế giới ngày nay và tất nhiên, quan trọng không kém đó là cần phải có cả kinh nghiệm nữa. Đối với Mỹ, cuộc chiến Iraq và Afghanistan có lẽ đã dạy cho họ bài học này.
Đăng ký:
Đăng Nhận xét (Atom)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét