Thứ Năm, 27 tháng 12, 2012

KINH TẾ KHỦNG HOẢNG PHẢI TÌM " THÀY THUỐC MÁT TAY"

Hai nền kinh tế Âu-Mỹ trì trệ kéo dài từ 2008 đến nay đã 4 năm vẫn chưa có dấu hiệu phục hồi vững mạnh. Nhiều người không khỏi thắc mắc tại sao môn kinh tế học đã được nghiên cứu hàng trăm năm, các triệu chứng và biện pháp đối phó đều ghi chép thấu đáo với bao nhiêu bút mục vậy mà nhà nước cùng các cố vấn thượng thặng (trong đó có nhiều giải Nobel về kinh tế) chẳng những loai hoay mãi không tìm ra lối thoát mà lại còn cãi nhau ỏm tỏi?


Nhận xét muốn đưa ra trong bài này là môn kinh tế phần nào giống như y học vì kết quả trị liệu tuỳ thuộc nhiều vào tâm lý không kém gì khả năng chuyên môn. Khi mang chứng nan y bệnh nhân phải có niềm tin nơi thầy thuốc và dám chiụ đau thì mới thuyên giảm. 


Ngoài ra còn có loại lang băm cho thuốc cực mạnh để chửa bệnh nhanh, được nhiều người khen nhưng sau này hậu hoạ thì để lại cho bác sĩ khác chăm sóc, hoặc những lương y cứ lo cứu chữa đến tận gốc nhưng kết quả chậm chạp lại bị chê là cố tình kéo dài để kiếm tiền thân chủ. Sau rốt, tuy cùng một bệnh trạng nhưng vẫn phải dựa vào căn cơ nội tạng (trẻ, già, mức độ dinh dưỡng, v.v…) mà cho thuốc chứ không phải liều nào cũng như nhau. Nói bình dân nôm na nhưng rất đúng là phải tìm ra ông thầy thuốc mát tay.


Trở lại kinh tế Mỹ, nợ ngập đầu thì lý lẽ thông thường là phải cắt xén để trả nợ (e.g. cắt giảm ngân sách). Nhưng thân chủ lại đang đau ốm nên trái lại cần phải có thêm tiền để mua thuốc bổ  mới có sức khoẻ đi làm trả nợ (e.g. các gói kích cầu). Cho nên trong nhà cứ nhắm đòi tiền không ai khác hơn là con gái có chồng giàu (e.g. tăng thuế nhà giàu)! Cô này nổi giận vì đóng góp đã nhiều mà ông già cứ chi cho thằng em ghiền thuốc phiện (e.g. các chương trình xã hội kém hiệu quả), thay vì để cô dùng số tiền đó đi buôn sinh lợi (e.g. đầu tư tư nhân). Trong khi gia đình gây gỗ loạn xạ cả lên thì ông thầy thuốc (Quỹ Dự Trữ Liên Bang) quýnh quán cứ phải bơm thuốc hồi sinh (e.g.TARP rồi QE1 đến QE2) cho dù sẽ sinh ra hậu hoạn sau này (e.g. lạm phát trong dài hạn). 


Ông thầy (e.g. Ben Bernanke) nhắc mãi là các biện pháp tài chánh không thể thay thế chính sách thuế khoá và ngân sách nhưng chẳng ai quan tâm đến lời ông nói!


Nói đến đây thì độc giả đã thấy muốn giải quyết khủng hoảng không phải chỉ có các biện pháp kinh tế mà bao gồm cả nhiều vấn đề xã hội và chính trị. Ý kiến nào nghe cũng hợp lý cho dù trái nghịch nhau nên dân chúng cũng mù mờ không thể nào phân biệt được ai đúng ai sai. Do đó mới cần tìm ra một ông thầy thuốc mát tay để giao công việc không những chữa bệnh nhưng trước hết phải khiến thân chủ tin, hiểu và nghe lời!


Nước Mỹ trong thập niên 1980 khi rơi vào khủng hoảng trầm trọng lại bầu ra Tổng Thống Ronald Reagan. Cho đến nay vẫn còn tranh luận sôi nổi cho rằng ông này giỏi hay dở, nhưng đặc điểm của Ronald Reagan là tính lạc quan và năng khiếu nói chuyện thu hút khiến dân chúng tin nghe. Gặp vận số tốt nên đến cuối nhiệm kỳ kinh tế phục hồi tăng vọt, cho đến giờ nhiều người Mỹ vẫn ngưỡng mộ xem ông như một trong các vị tổng thống thành công nhất trong lịch sử. So với Tổng thống Obama là nhà trí thức hùng biện nhưng cách nào đó khi giải thích chương trình bảo hiểm sức khoẻ (ObamaCare) vốn là một trọng điểm trong chính sách kinh tế mà mãi đến giờ này đa số dân Mỹ - kể cả người viết - cũng chẳng rõ sẽ ảnh hưởng đến mình như thế nào, bởi thế nên không được ủng hộ mà đồng thời lại dễ bị đối thủ xuyên tạc tấn công.


 Cho nên điều kiện đầu tiên của một thầy thuốc mát tay là phải giải thích cho bệnh nhân hiểu, lạc quan tin tưởng rồi mới có thể cho liều thuốc đắng.


Các biện pháp kinh tế tranh cãi tuy viễn vong nhưng áp dụng thì lại chạm đến túi tiền và nồi cơm của từng phe nhóm – đồng tiền liền khút ruột, nên chẳng ai không lo. Tăng thuế sẽ tạo thêm gánh nặng cho nhà giàu và xí nghiệp; cắt trợ cấp xã hội sẽ ảnh hưởng đến người già và giới nghèo. Ai cũng muốn giải quyết khủng hoảng nhưng chẳng ai dại gì để phần mình bị cắt xén nên cứ tranh luận mãi không dứt. Trong xã hội dân chủ mỗi phe nhóm đều có quyền lợi và tiếng nói như nhau nên đạt đến đồng thuận không phải dễ, nên cuối cùng rồi một thầy thuốc mát tay phải dụ được bệnh nhân chiụ uống liều thuốc đắng, bằng không doạ dẫm đợi tới lúc ung thối rồi đem ra giải phẩu. Phương pháp trị liệu dù có nhưng trách nhiệm vẫn nơi bác sĩ có khả năng thuyết phục hay răng đe.


Bên cạnh đó căn cơ của người bệnh cũng không kém phần quan trọng. Một anh nội tạng yếu đuối (e.g. luật lệ và các cơ chế trong xả hội lỏng lẽo) sẽ dễ sinh biến chứng so với người mạnh khoẻ từ nhỏ. Hoặc người già (e.g. các nước nhiều người lớn tuổi như Nhật, Âu Châu,…) khó chữa hơn thanh niên (e.g. những quốc gia đang trổi dậy như Trung Quốc, Việt Nam). Hay tiền mua thuốc chữa bệnh lại chia ra cho băng đảng bài bạc hết sạch (e.g. tham nhũng bè phái).


Ngoài ra đôi khi gặp bệnh lạ - như dịch SIDA chỉ lan tràn vài chục năm nay khiến bác sĩ điêu đứng vì chưa tìm ra phương thuốc cứu chữa. Tương tự vậy, nền kinh tế toàn cầu diễn tiến ở mức độ chưa từng có trong lịch sử làm đổi thay nhiều nền tảng mà nhân loại chưa thấu hiểu khiến vài biện pháp trị liệu không còn hợp thời: chẳng hạn ngày xưa kích cầu thì tạo ra nhu cầu tiêu thụ và công ăn việc làm trong nước; nhưng giờ đây kích cầu vẫn khiến tăng tiêu thụ để mua hàng …. giá rẻ nước ngoài nên không tạo công ăn việc làm trong nước.  


Cuối cùng là vận mệnh của quốc gia đôi khi gắn liền với cái “hên” của nhà lãnh đạo. Nói có vẻ lạ nhưng bầu các ông Tổng thống lạc quan vui vẻ như Ronald Reagan hay Bill Clinton thì khá, còn rầu rĩ lo âu như Jimmy Carter thì cứ gặp thất bại. Nhưng dù rối bù như vậy, Hoa Kỳ và Âu Châu đang dần cải tổ hệ thống đầu tư, giám sát, ngân sách, thuế khoá để tăng cường tính cạnh tranh. Có lẽ vậy nên nhiều người bắt đầu tin tưởng rằng Mỹ sẽ là nền kinh tế hồi phục hàng đầu trong năm 2013.

CHÀO NĂM 2013

Năm 2012 đang trôi nốt những ngày cuối cùng để chạm vạch năm mới 2013 với quá nhiều bề bộn và nóng gắt, báo hiệu một năm mới, và có thể dài hơn thế, đầy biến động khôn lường trên phạm vi toàn cầu.

Cả thế giới nghiêng ngả theo chính sách của Mỹ và Trung Quốc mặc cho nền kinh tế toàn cầu chưa thực sự được phục hồi, khủng hoảng nợ công làm cả châu Âu già cỗi bất an. Chiến lược nghiêng về châu Á – Thái Bình Dương của Nhà Trắng đối đầu với chính sách đầy tham vọng lãnh thổ của Trung Nam Hải. Biển Đông và biển Hoa Đông dậy sóng. Cả thế giới dõi về vùng biển Tây Thái Dương này để biết được “bụng dạ” của mỗi nước. Thế giới đầy bất an. Súng đạn và chết chóc trải từ Trung Đông, đến Tây Á. Một cuộc chạy đua vũ trang mới bắt đầu đã có dấu hiệu tăng tốc. Giá trị và lợi ích, quyền lực cứng, quyền lực mềm của các nước lớn được so đo trên gia tài của các nước nhỏ và tài nguyên của nhân loại. 

Obama và Tập Cận Bình, rồi Shinzo Abe và Pả Geun Hye sẽ đưa châu Á và thế giới 2013 đi đến đâu là một ẩn số chưa dễ đoán tại thời điểm này. Chỉ có một điều, với họ, lợi ích quốc gia, dân tộc vẫn là trên hết. Họ sẵn sàng đánh đổi tất cả các lý thuyết vì những lợi ích thực tế kể cả phải giành bằng bạo lực và các thủ đoạn.


Việt Nam đang đi qua năm 2012 đầy khó khăn vất vả nhiều bề. Sự toàn vẹn chủ quyền biển - đảo của đất nước đang bị đe doạ. Nền kinh tế sa sút trước sức ép có chủ đích manh tâm của gã khổng lồ hàng xóm. Các nhóm lợi ích nổi lên công khai ý đồ lũng đoạn tài chính – ngân hàng đất nước. Một số mô hình kinh tế suy sụp làm chao đảo cả nền kinh tế. Lạm phát vẫn ở mức cao. Người nghèo tăng. Tham nhũng tràn lan. Tệ nạn xã hội phức tạp. Các giá trị đạo đức bị thách thức. Đời sống văn hoá xã hội không bình lặng bởi tính thực dụng và cách học đòi vô lý.


Năm 2012, với Việt Nam, vất vả nhưng đã có những tín hiệu tốt lành. Nghị quyết Trung ương 4 (khoá XI) đã chính thức báo động và cảnh báo về một nguy cơ tai hại chưa từng có đối với Đảng, với thể chế, với lợi ích của người dân: Nguy cơ suy thoái đe doạ sự tồn vong của Đảng và chế độ. Biết để mà phòng là điều quan trọng và đảm bảo ban đầu. Việc tổ chức thực hiện Nghị quyết 4 đang được triển khai, tuy rằng có nơi, có lúc chưa thực sự quyết liệt nhưng đã tạo ra trong Đảng và toàn xã hội một nề nếp sinh hoạt dân chủ hơn, một sức đề kháng mới với cái xấu xa, tệ hại; dần từng bước củng cố, nâng cao uy tín, trí tuệ và sức mạnh chiến đấu của Đảng để hy vọng từng bước vượt qua hội chứng khủng hoảng niềm tin của Nhân dân với Đảng và chế độ. 


Có tự do, dân chủ sẽ có niềm tin. Có niềm tin sẽ có đoàn kết. Có niềm tin sẽ có sáng tạo. Có niềm tin sẽ tăng cường tự do và dân chủ. Có niềm tin, nhất định người Việt Nam sẽ biết cách vượt qua khó khăn để vươn lên bảo vệ toàn vẹn độc lập Dân tộc, xây dựng Đất nước mạnh giàu và đem lại no ấm, hạnh phúc cho Nhân dân.


Chào 2013!
Chúc mọi điều tốt đẹp sẽ đến với mọi người, mọi nhà, đến với cả đất nước ta!

VÌ SAO TRÍ THỨC VIỆT KIỀU VẪN CHƯA VỀ VIỆT NAM LÀM VIỆC??

Việt Nam có một lợi thế hơn hẳn so với các nước láng giềng là có khoảng gần 4 triệu người đang sinh sống khắp năm châu mà trong đó khoảng 300,000 người đã tốt nghiệp đại học và sau đại học. Trong số những trí thức Việt Nam này, có nhiều người là những nhà khoa học tên tuổi, chuyên gia đầu ngành hiện đang làm việc tại các đại học, viện nghiên cứu và công ty nổi tiếng ở Mỹ, Úc, Canada, Anh, Hà Lan, Nhật như các đại học Harvard, Standford, Yale, Tokyo, Sydney… các công ty Microsoft, Monsanto, Mitsubishi...

Tuy nhiên vì nền kinh tế Việt Nam được thoát thai từ chế độ bao cấp, doanh nghiệp tư nhân chưa phải là chủ lực, tính cạnh tranh trong thương mại chưa cao nên mối liên hệ giữa viện nghiên cứu, các trường đại học và doanh nghiệp chưa được quan tâm. Vai trò của trí thức, nhất là ở đại học và viện nghiên cứu rất mờ nhạt. Chính vì vậy “kho tàng kiến thức” của những nhà khoa học tên tuổi, những chuyên gia đầu ngành Việt kiều ở nước ngoài không được thực sự quan tâm (thậm chí hầu như bị lãng quên).

Có thể khẳng định, nếu có sự hợp tác về giảng dạy, đào tạo và nghiên cứu của trí thức Việt kiều, dưới bất cứ hình thức nào, cũng sẽ rất có lợi cho công cuộc hiện đại hóa, công nghiệp hoá đất nước.
Nhưng tại sao cho đến nay vẫn có rất ít trí thức Việt kiều trở về nước phục vụ? Qua thực tế tôi thấy có những nguyên nhân chính sau đây:

► Việt Nam chưa thực sự thấy được mối quan hệ hữu cơ giữa khoa học kỹ thuật và phát triển kinh tế, nên một số chính sách và cơ chế để thu hút trí thức không được nghiêm chỉnh thực hiện. Một khi trí thức trong nước chưa được sử dụng đúng mức thì việc trở về của trí thức Việt kiều sẽ không bao giờ xảy ra vì họ đang được làm việc trong điều kiện tốt nhất của nước sở tại;

► Chưa làm tốt việc cung cấp thông tin về những vấn đề nhạy cảm (ví dụ như biên giới biển đảo, Hoàng Sa Trường Sa, quặng mỏ bauxit Tây Nguyên...) nên trí thức Việt kiều không thấy được Việt Nam đã có sự thay đổi, tiến bộ về mặt dân chủ, phản biện, tự do tôn giáo, từ đó đâm ra hoang mang, lo sợ… không muốn trở về nước;

► Chưa có đầu mối để tìm tòi, liên lạc, mời gọi… do chính trí thức Việt kiều đảm trách vì trong hàng trăm, hàng ngàn công nghệ cao của thế giới, phải là người có kiến thức mới có thể lựa chọn những công nghệ tốt nhất, thích hơp nhất và có lợi nhất cho đất nước;

► Thủ tục giấy tờ về nước phải thông qua nhiều Bộ ngành nên rất rườm rà, mất thời gian;

► Tinh thần “vọng ngoại” của một số ít người trong nước vẫn thích “mắt xanh mũi lõ” dù rằng có nhiều khi “mắt xanh mũi lõ” lại ở trình độ khoa học kỹ thuật thấp hơn, không hiểu Việt Nam hơn trí thức Việt kiều;

► Tính “địa phương” và “trong ngoài” còn khá phổ biến, môi trường làm việc dựa nhiều vào cảm tính nên nhiều khi không công bằng, thiếu tin tưởng làm trí thức Việt kiều trở thành những thứ trang trí, không có thực quyền và cơ hội đóng góp sở trường khoa học kỹ thuật của mình.

Từ những năm 1970 Hàn Quốc đã mạnh dạn triển khai chính sách mời gọi trí thức Hàn kiều ở Mỹ trở về đóng góp. Ba mươi năm sau Hàn Quốc vươn lên trở thành nền kinh tế thứ 13 của thế giới. Cũng thế Trung Quốc đã ứng dụng chính sách ưu đãi mời gọi trí thức Hoa kiều, và họ cũng đã tiến rất nhanh trong công cuộc hiện đại hoá công nghiệp hoá đất nước, trở thành nền kinh tế thứ ba trên thế giới. Chỉ có Việt Nam, đã hơn ba mươi năm sau ngày giải phóng, mà vẫn còn loay hoay mãi với câu hỏi về trí thức Việt kiều.

Thứ Tư, 26 tháng 12, 2012

KHOẢNG CÁCH NỬA VÒNG TRÁI ĐẤT



Khi yêu ai chẳng muốn được ở bên cạnh người mình yêu, nhưng có những điều tình yêu không thể quyết định và cuộc sống luôn có nhiều thử thách…
Khi khoảng cách là vật trở ngại... Yêu xa là khoảng cách xa vời vợi mấy nghìn kilomet, là những lúc thương nghẹn lòng mà không thể ở bên để sẻ chia chút hơi ấm, là xa những cái nắm tay, xa những vòng ôm. Yêu xa là đôi khi đi ngoài phố nhìn người ta đi bên nhau hạnh phúc, trao nhau những ánh nhìn ấm áp mà bỗng cảm thấy tủi thân, ghen tị, thèm một cái siết tay tiếp thêm can đảm. Yêu xa là đi đâu cũng phải đi một mình, mòn mỏi mong chờ đến một ngày nào đó, được gặp nhau, dù chỉ là những giây phút ngắn ngủi.

Trong cuộc sống đầy những căng thẳng như thế này, chúng ta yêu nhau phần nhiều vì muôn được gắn bó và cảm thông, được dìu nhau qua những thử thách và khó khăn nhưng chính khoảng cách ấy thực sự đã trở thành vật ngăn cản đến tình yêu của rất nhiều cặp đôi.

Đôi khi những câu chuyện điện thoại, những dòng chữ chạy trên màn hình hay những buổi tối thâu đêm nhắn tin cũng dần đi vào lỗi mòn xã giao thường tình. Những bất ngờ trong ngày lễ tình yêu, sinh nhật, hay 8/3 rồi cũng loanh quanh bánh, điện thoại hay một cái entry tren blog . Không còn bất ngờ  nào để con gái có thể mong đợi hơn được nữa. Và đôi khi là cả sự ghen tị của những rung động nhất thời cộng hưởng với sự thiếu thốn của tình yêu xa. Vậy phải chăng yêu xa sẽ làm tình yêu trở nên mờ nhạt?


Trên thực tế, niềm tin càng nhiều bao nhiêu thì sự hồ nghi, ghen tuông vu vơ càng dày bấy nhiêu. Xa nhau, nhớ quay quắt, cảm thấy tủi thân khi nhìn những cặp đôi tay trong tay, yêu mà không được đi chơi cùng nhau, không cảm nhận được sự yêu thương trực tiếp từ người ấy, dù vẫn liên lạc cùng nhau nhưng vẫn có cảm giác khó nắm bắt, không chạm tới được…

Nhưng mỗi khi gọi điện không ai nhấc máy, mỗi khi mail 1-2 ngày không thấy trả lời... chúng ta không thoát ra được những câu hỏi: người ấy đang làm gì, ở đâu, với ai...
Những nghi ngờ, lo lắng không có điều kiện gặp nhau, nhìn thẳng vào nhau để giải thích đã tạo ra những khoảng cách có thể không lấp đầy được.

Khoảng cách sinh ra hoài nghi, sự lặng im khiến bạn buồn tủi,
thiếu quan tâm khiến cả hai có khoảng lặng rộng dần, rồi chỉ cần một thử thách nhỏ là dễ ghen, dễ bực tức, dễ đau khổ, rồi khóc, rồi quyết định vội vàng, cứ đòi chia tay để cả hai khỏi mệt mỏi. Nhưng tình cảm, không phải nói là làm ngay được. Tình yêu ở xa như ngọn lửa trong gió… Ai đó nói rằng: “Tình yêu ở xa như ngọn lửa trong gió. Gió sẽ thổi tắt những ngọn lửa nhỏ và làm bùng những ngọn lửa to”.

Nếu ai đang có một người đang ở xa và tâm hồn đang hướng về một người nào đó mà rất lâu mới gặp, bạn luôn hy vọng và có niềm tin về một chuyện tình yêu trong mơ của hai người, thì nên nhớ rằng: Yêu xa đã là một thử thách lớn. Vì vậy, bạn đừng tạo thêm áp lực cho người yêu của mình bằng việc giận hờn lung tung, nghi ngờ vô cớ… Tình yêu sẽ rời xa bạn rất nhanh, nếu như lúc nào bạn cũng tỏ ra bực bội, hờn giận với tần suất dày đặc. Nếu ở gần nhau, giận hờn sẽ giúp hiểu nhau và yêu nhau hơn, nhưng nếu đã có khoảng cách không gian, mà còn giận liên tục thì chỉ đẩy cả hai xa dần…

Yêu xa, tình yêu chân thành thôi chưa đủ. Bạn cần phải lý trí, vị tha một chút, sáng suốt và thực tế nữa. Tình yêu không phải lúc nào cũng lãng mạn, bất diệt như bạn hằng mong, biết chấp nhận thử thách và vượt qua, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

CHỈ CÒN VÀI NGÀY NỮA LÀ HOA KỲ TRƯỚC BỜ VỰC TÀI CHÍNH

VÌ SAO NƯỚC MỸ PHÁT TRIỂN NHANH NHƯ VẬY


Ai cũng biết Mỹ là một nước tự do và giàu có nhất thế giới. Đó là một mảnh đất màu mỡ khiến cho nhiều người trên thế giới ao ước được đến làm ăn và định cư tại Mỹ. Trong khi đó quá trình lập quốc của Mỹ chỉ trải qua hơn 200 năm, vậy mà nước Mỹ phát triển một ch nhanh chóng, không có nước nào sánh bằng. 

Nếu xét về địa lý, nước Mỹ cũng không có gì thuận lợi hơn Việt Nam, đa số là hoang mạc, nắng nóng và lạnh giá. Nước Mỹ không làm giàu bằngch khai thác khoáng sản trong nước mà thường là đi mua và khai thác từ những nước khác. Vậy tại sao nước Mỹ lại mau chóng trở thành một quốc gia giàu có và hùng mạnh nhất thế giới ?

ch mạng Mỹ thành công là nhờ vào những người mua bán vũ khí. Nhờ vào sự tôn vinh tự do, quyềnnhân và buôn bán cho nên đã đập tan bất công, giải phóng nô lệ, xóa bỏ kỳ thị và tạo nên nước Mỹ ngày nay. Chính vì vậy mà hiến pháp Mỹ không cấm buôn bán và sử dụng vũ khí. Người Mỹ hãnh diện về nền tự do dân chủ nhất thế giới cũng như tự hào về sự giàu có của đất nước họ. Nước Mỹ rất tự do nhưng sự tự do đó được kiểm soát bởi luật pháp nghiêm, công bằng và minh bạch. 

Không cần biết bạn là ai nhưng khi đến nước Mỹ bạn cũng có quyền tương tự như một công dân Mỹ, bạn được trọng dụng không phân biệt quốc tịch, hộ khẩu hay lý lịch con ông cháu cha. Bạn có quyền đi bất cứ đâu và mua bất cứ thứ gì trên nước Mỹ mà bạn muốn. Nước Mỹ chấp nhận cho những công dân nước khác có trình độ cao hay có khoản tiền đưa vào nước Mỹ trên 500 ngàn USD thì được định cư một ch dễ dàng. Mọi thủ tục đều có dịch vụ hay văn phòng luật sư lo cho từ A đến Z. Không cần bạn phải giỏi tiếng Anh, không cần bạn phải đi từ nơi này đến nơi khác hoặc phải đút lót mới có đượcc loại giấy tờ cần thiết. Chính sách thu hút nhân tài và người giàu có từ khắp nơi trên thế giới đã giúp cho nước Mỹ giàu lại giàu thêm. 

Thử làm một bài toán tính xem nếu một người nước ngoài đem vào nước Mỹ 500 ngàn USD. Dĩ nhiên người đó là người biết làm ăn mới có khoản tiền như vậy. Khi đem vào Mỹ họ sẽ bỏ ra đầu tư và tạo thêm ít nhất là 15 đến 20 công ăn việc làm cho những công dân khác. Họ sẽ đóng thuế thu nhập cho quốc gia và làm giảm tình trạng thất nghiệp trong nước. 

Hoặc đặt ra giả thiết, một chất xám "chảy" vào trong nước thì sẽ có thêm một phát minh mới. Một phát minh mới bán hàng chục triệu có khi hàng tỷ USD, và tạo thêm hàng trăm công việc làm cho đất nước. Đất nước có thêm hàng trăm người đóng thuế cho quốc gia. Quốc gia được giảm hàng trăm người ăn tiền trợ cấp. 

Nước Mỹ thường kiểm tra rất kỹ những gì nhập khẩu vào trong nước coi có đủ tiêu chuẩn và hợp pháp hay không; còn khi xuất ra khỏi nước Mỹ thì dễ dàng hơn. Nhưng mọi thứ đều có form điền đánh dấu "yes or no" ("có" hoặc "không") rất đơn giản, dễ hiểu. Trường học tại Mỹ thì không bao giờ ca ngợi một đảng phái hay một nhân nào mà thường là ghi chép đầy đủ mọi thứ để học sinh tự nhận xét lấy. Trường học ở Mỹ không bắt buộc học chính trị, vì nói đến chính trị thì nói đến đảng phái, điều này thuộc về quyền tự donhân mà bắt buộc là vi phạm hiến pháp; cho nên thường tập trung vàoc môn chính về xã hội hay khoa học. Khi vào đại học thì ai muốn theo ngành nghề nào là do họ tự quyết định lấy. 

Mỹ là một quốc gia tự do pháp trị cho nên không phải muốn làm gì thì làm mà phải tuân thủ triệt để quyền tự do đó theo luật pháp ; đó cũng là điều khiến nước Mỹ có một số lượng luật sư rất đông và mức lương cũng khá cao. 

Lấy một vài ví dụ về nền tự do của nước Mỹ như là tự do mua bán và sử dụng vũ khí chẳng hạn. Mua vũ khí thì dễ nhưng sử dụng thì rất là phiền bởi vì luật pháp Mỹ cho phép mua vũ khí để trong nhà nhằm tự vệ mà thôi; không cho phép mang theo vũ khí đi ra đường hay nơi công cộng mà chỉ bỏ sau cốp xe đi tới chỗ tập bắn hay chỗ được phép săn bắn; đồng thời phải luôn mang theo giấy phép sử dụng vũ khí với mục đích gì thì mới được xem là hợp pháp. Với bia, rượu hay thuốc lá không phải ai cũng mua được như ở Việt Nam, mà phải là người trên 21 tuổi. Có nhiều tiểu bang sau 7 giờ tối là không được mua bán bia, rượu.

Luật pháp Mỹ bảo vệ người dân một ch triệt để bằngch bắt buộc mua bảo hiểm. Vì sao vậy? Bảo hiểm giúp người dân được an toàn hơn khi có tai nạn xảy ra. Sự bồi thường từc hãng bảo hiểm giúp người dân tránh được tình trạng mất trắng khi xảy ra sự cố. Tất cả mọi tài sản từ nhà cửa, xe cộ cho tới cơ sở thương mại đều phải mua bảo hiểm. Doanh nghiệp mua bảo hiểm cho cơ sở của mình, nhân viên và cho cả khách hàng. Những doanh nghiệp lớn thường lợi dụng ưu điểm của bảo hiểm như là một hình thức quảngo cho cơ sở của mình. 

Lấy ví dụ như khách hàng nọ mua ly cà phê của một cửa hàng bán thức ăn nhanh; ông ta mang theo xe vừa lái xe vừa uống nhưng vô ý làm đổ ly cà phê đó lên người và bị phỏng. Vết phỏng được nhân viên bán hàng làm chứng và có giấy xác nhận của bác sỹ thì người bị phỏng được đền bù thiệt hại lên đến cả triệu USD. Tại sao vậy? Ở đây luật pháp bảo vệ người tiêu dùng tối đa cho nên ly cà phê quá nóng là do lỗi của cửa hàng đã để nhiệt độ giữ ấm ly cà phê quá cao. Khi người tiêu dùng được đền bù một ch hết sức thỏa đáng thì ngay lập tứcc hãng truyền thông đưa tin suốt cả tuần về i tin này, như vậy cơ sở đó lại nổi tiếng khắp cả thế giới mà không tốn một xu nào để trả tiền quảngo cả. Khách hàng càng yên tâm hơn khi mua thức ăn của doanh nghiệp đó vì sự đền bù rất lớn kia. Trong khuyết điểm có ưu điểm của nó, chính vì vậyc hãng không dại gì mà không mua bảo hiểm!

Những công trình xây dựng cho quốc gia cũng do tư nhân đấu thầu một ch công khai và mọi thứ phải có bảo hành lẫn bảo hiểm. Chính vì có bảo hành và bảo hiểm cho nên không có sự gian dối và cẩu thả. Công ty trúng thầu thi công xong phải đảm bảo kỹ thuật và thời gian sử dụng của công trình mà mình đã trúng thầu. Lấy một ví dụ: Tai nạn xảy ra trên một con đường mà nguyên do là đường gập ghềnh hay ổ gà; hoặc quá trơn thì người bị nạn có quyền kiện công ty lãnh thầu làm đoạn đường này. Chính vì vậy nước Mỹ không bao giờ có những công trình kém chất lượng. 

Một khách hàng đi mua sắm trong siêu thị bị trượt té, nguyên do là sàn nhà có nước mà không có biển cảnh báo; điều tất nhiên là siêu thị đó sẽ phải bồi thường cho người bị té. Ngược lại,c công ty bảo hiểm sau khi thụ lý bồi thường cho khách hàng của mình thì sau đó họ sẽ tăng tiền bảo hiểm của cơ sở đã để xảy ra tai nạn. 

Mọi thứ đều có sự ràng buộc chặt chẽ cho nên đã tạo thành một "ý thức hệ" cho người dân, không có ai dám làm sai hay lừa gạt, cẩu thả và gian dối được. Mọi việc tiến hành mau chóng đâu vào đó vì mọi chuyện đã có luật ràng buộc vào nhau cả rồi. Đó là tự do kiểu Mỹ.

Tất cả thông tinnhân hay cơ sở thương mại đều được lưu lại trong một hồ sơ gọi là “Uy tín” (Credit) của Chính phủ.
Một công dân bị đuổi việc thì thường khó xin lại được công việc thuộc về ngành nghề của mình đã làm trước đó; vì khi công ty đuổi việc một công nhân thì có nghĩa người đó đã phạm một tội rất là nặng (gian lận, trộm cắp hay thường xuyên vi phạm luật công ty). Khic công ty khác tuyển người thì thường dựa vào lời khai và kiểm chứng lại qua hồ sơ “Uy tín” của chính phủ đã lưu lại (số An sinh xã hội và số bằng lái xe lài "cổng" hồ sơnhân của mỗi công dân đã được chính phủ và cảnh sát ghi nhận đầy đủ).
Chính phủ Mỹ "đánh" rất nhiều loại thuế: Thuế xuất nhập cảng, Thuế thu nhậpnhân, thuế bất động sản, thuế tiêu thụ, thuế mua, thuế bán, thuế cầu đường, thuế độc thân, thuế an ninh khu vực, thuế cho cứu hỏa và cả thuế an sinh xã hội. Nhờ hàng đống tiền thuế này mà ngân sách Chính phủ Mỹ luôn đầy ắp tiền để chi tiêu cho đủ mọi thứ chuyện trên toàn cầu. Người dân Mỹ không mấy ai phàn nàn về thuế cho dù đóng thuế rất nặng. 

Những thế hệ lãnh đạo Mỹ khi lên lãnh đạo đất nước đều phải đưa ra những dự luật tăng trưởng và tạo công ăn việc làm mới để tranh cử và thực hiện lời hứa sau khi đã đắc cử. Chính vì vậy mà luật pháp Mỹ không ngừng thay đổì và cập nhật để theo kịp sự phát triển tiến bộ của xã hội cũng như của thế giới. Những quan chức nào lên làm một thời gian mà không thực hiện lời hứa, làm cho kinh tế trì trệ và thâm hụt ngân sách thì lập tức được bỏ phiếu tín nhiệm. Nếu không đủ tín nhiệm thì lập tức từ chức hoặc bịch chức để đưa người khác lên thay thế.

Nước Việt Nam chúng ta đã trải qua 4 ngàn năm văn hiến, với nhiều ưu điểm về địa lý, văn hóa lâu đời nhưng chiến tranh nhiều hơn là hòa bình. Đã qua rồi một thời kỳ ấu trĩ, "đóng cửa", Việt Nam ngày nay không ngừng thay đổi và cảich chính trị, và chính nước Mỹ với những chính sách quản lý xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế sẽ là một "tấm gương" tốt để Việt Nam chúng ta học tập.

TÓM LẠI ĐỂ CÓ 1 NƯỚC MỸ NHƯ HÔM NAY BAO GỒM:

1./ Hiến pháp công nhận mọi người có quyền bình đẳng, có nhân quyền, bao gồm các quyền tự do căn bản như tự do ngôn luận, tự do tôn giáo, lập hội (đảng), biểu tình phản kháng, …

2./ Cách tổ chức 3 nhánh chính quyền lập pháp (quốc hội), hành pháp (tổng thống) và tư pháp (tòa án) được qui định và phân chia rõ ràng quyền hạn, và nhiệm vụ của mỗi nhánh.

3./ Luật pháp được quốc hội làm ra và luật pháp phải được soạn thảo sao cho không vi phạm hiến pháp. Luật pháp nhằm làm ổn định xã hội và các cấp chính quyền đều phải tuan theo luật pháp. Tất cả các đảng phái , nhân sự của đảng phái (tổng bí thư, chủ tịch đảng, ban chấp hành trung ương, bộ chính trị ) đều phải tuân theo luật pháp và phải được đối xử như một người dân thường nếu phạm tội.

Tất cả mọi người đều được đối xử bình đẳng trước pháp luật.
(Ờ nước ta thì nếu các tỉnh ủy, thứ trưởng trở lên bộ trưởng nếu có bị tội tham nhũng, hiếp dâm, bắn người, bắt giam người trái phép, giết người…) thì chỉ có chính quyền trung ương xử lý, và chính quyền địa phương tỉnh, quận, huyện…không được quyền bắt bớ xử án. Nghĩa là nước ta có ít nhất 2-5 bộ luật khác nhau. Ngoài ra, nước ta có thêm bộ luật là nếu công an đánh người dân theo lệnh của cấp trên như tỉnh ủy, quận ủy, trưởng công an phường, quận, thì ngưới công an ấy không có tội. Nói sơ sơ là ta có 4-10 bộ luật chứ không phải chỉ có 1 bộ luật như thằng Mỹ thiếu dân chủ kia :)

Và có 3 điều quan trọng sau đây

_Ở Mỹ, chính quyền (liên bang, tiểu bang, quận hạt, thành phố, phường xã…) được bầu lên một cách dân chủ, mọi người có quyền ứng cử mà không thông qua đảng đề cử hay Mặt Trận Tổ quốc giới thiệu, chỉ cần đi xin chữ ký của 1000 người dân (hoặc hơn nữa tùy theo chức vụ ra ứng cử) là được quyền ra ứng cử. Tuy nhiên, nếu gia nhập đảng dân chủ hay công hòa thì có xác xuất trúng cử nhiều hơn vì có trợ giúp về tiền bạc nhiều hơn. Nếu không có đảng phái thì cũng được chính phủ cấp tiền cho ra ứng cử.

_Ở Mỹ, nơi mà sự phản kháng ôn hòa được xem là hợp pháp.

_Ở Mỹ, nếu một người bị tội, thì được xử án, có luật sư biện hộ; có luật sư xuất hiện vào lúc cảnh sát điều tra chất vấn người bị tình nghi. Nếu không có luật sư xuất hiện, người dân có quyền không trả lời; và nếu có trả lời, thì các lời ghi chép của cảnh sát cũng không có giá trị luật pháp khi viên kiểm sát xuất trình trước tòa án. Tất cả người bị tình nghi có tội, đều được Tòa án xử công khai.

Mọi người đều được xem là vô tội trước khi bị xử án. Báo chí không được quyền xía vô loan tin theo lệnh của công an, đảng ủy, hay viện kiểm sát (đây là chiêu thức cơ bản ở nước ta :)

Báo chí loan tin thất thiệt cho người bị tình nghi là phạm luật và chắc chắn sẽ bị những luật sư (hàng mấy chục LS người sẽ liên lạc) xúi người ấy thưa ra tòa bất kể người ấy về sau có tội hay không có tội. Số tiền bồi thường có thề lên tới vài trăm ngàn đô đến vài triệu (LS lấy công 33% + ít phí tổn, nguyên cáo được 66%. Nếu thua kiện, LS không lấy 1 đồng nào hết, vì có hợp đồng ký kết, và đây cũng là 1 điều luật của luật sư đoàn thông qua và có chính quyền theo dõi). 

4/ Nước Mỹ thành công vì có nền giáo dục đại học, trung học, tiểu học, mẫu giáo đều quá tốt.

Đặc biệt, các trường đại học được quyền tự trị mặc dù nhận tiền bạc trợ cấp từ chính phủ liên bang và tiểu bang. Chính quyền liên bang (như tổng thống) chính quyền tiểu bang như thống đốc (tỉnh trưởng), không có quyền ra lệnh cho hiệu trưởng trường đại học làm bất cứ điều gì (như nhận sinh viên nầy vào học, đuổi sinh viên kia vì nó tham gia hoạt động chính trị đảng phái phản đối chính quyền một cách ôn hòa. Bộ trưởng giáo dục tiểu bang cũng không phải là cấp trên của hiệu trưởng trượng đại hoc và cũng không có quyền ra lệnh cho hiệu trưởng (Công an, cảnh sát, viện kiểm sát, hay tòa án vì thế cũng chẳng có quyện hạn gì ảnh hưởng hay ra lệnh cho ông hiệu trưởng trường đại học phải làm gì).


Có trên 4216 trường đại học. Mỗi đại học nhỏ có chừng 4000-6000 sinh viên. Đại học trung bình có chừng 8,000 đên 16,000 sinh viền, các đại học lớn có chừng 20 ngàn- 50 ngàn sinh viên. Có một số đại học cộng đồng 2 năm (community college hoặc county college) có sĩ số sinh viên khoảng 2800. Nhưng cũng có những county college có tổng số sinh viên 15-20 ngàn.

California có 399 trường Đại học, nhiều nhất nước, kế đến là New York có 307 trường ĐH, rồi Pennsilvania có 260 trường, Texas có 208, Ohio có 194. (Số liệu 2005)
Tất cả các county (quận, hạt) đều có ít nhất 1, 2 đại học. Mỗi county có chừng 200,000 dân - 3 triệu dân.

Mỗi năm san xuất ra 51-56 ngàn tiến sĩ (Ph.D.), 16-18 ngàn bác sĩ y khoa (cho toa thuốc, chích thuốc, giải phẩu, điều trị bệnh nhân trong bệnh viện). Chưa tính đến số lượng các nha sĩ, dược sĩ, Chiropractor (nắn gân, xương), bác sĩ mắt (chuyên về đo độ cận thị, viễn thị, mắt kính, nhưng không giải phẩu và cho toa thuốc). 
 

Nền giáo dục ấy mỗi năm nhận trên 120 ngàn sinh viên nước ngoài đến học, và thu về một số học phí lên đến 15 tỉ đô la. Có 6000 du sinh từ VN qua học, và trên 90 ngàn sinh Trung quốc qua học (2007)

Học sinh không cần phải thi tuyển vào đại học. Tất cả học sinh học xong lớp 12 đều có quyền ghi danh vào học 1 đại học nào đó mà không thông qua thi tuyển. Số lượng đại học quá nhiều và đủ chỗ cho tất cả học sinh lớp 12.

Hơn 80% sinh viên đều được chính quyền liên bang và tiểu bang trợ cấp tài chánh toàn phần hoặc một phần nào ấy để đi học đại học. 20% còn lại do gia đình có lợi tức cao (trên ) nên sinh viên tự đóng tiền, hoặc mượn tiền học, ra trường kiếm được việc làm rồi mới trả lại sau. Và tiền trả lại rất nhẹ, khoảng 1/10 số lương của mình, lãi suất rất thấp, khoảng 2.8 % - 5%, và có thể trả trong thời hạn 20 năm. Sau thời gian ấy, mà không trả cho xong, sẽ được cho. Không ai bị tù vì mượn tiền học mà không trả.


4./ Nhờ chính sách khuyến khích học hành, nên dân trí rất cao. Mỗi tiểu bang có hàng mấy chục county, mỗi county có chừng 3, 4 thành phố hoặc quận hat, mỗi quận hat có nhiều thị trấn (phường, xã) và mỗi thị trấn rất bình thường (không có nổi tiếng), nhưng có dân số tốt nghiệp : đại học là 20-37% (theo thống kê của báo chí của quận hạt ấy in ra đặt tại bưu điện, thư viện để giới thiệu cho quận hạt ấy cho dân chúng biết và giúp việc kinh doanh quảng cáo có hiệu quả.
ề mặt tiền bạc, 62 đại học có tiền vốn đầu tư trên 1 tỉ US dollars.

20 đại học hàng đầu của Mỹ có tổng số tiền vốn đầu tư trên 200 tỉ dollars.
Đầu năm 2008, Harvard có 35 tỉ, Yale 22,2 tỉ (tiền lời đầu tư của món tiền nầy vào 2007 là 28%), Stanford 17,2 tỉ, Princeton 16 tỉ, M.I.T 10 tỉ, Columbia University có 6 tỉ, và 9 đại học tiếp theo Columbia cũng có vốn đầu tư 5 - 6 tỉ
Tất cả số tiền vốn đầu tư nầy đều được báo cáo rõ ràng hàng năm và ai ai có computer cũng có thể biết. Đây là một chính sách minh bạch để quản lý tiền bạc, phô trương thương hiệu, và khuyến khích cựu sinh viên biếu tặng thêm tiền cho các đại học, câu sv vào học, và cho thấy hiệu quả hàng năm của việc đầu tư lời bao nhiêu. Các số liệu vốn đầu tư hàng năm, sự gia tăng, …được hội đồng quản trị và ban đầu tư của đại học đưa ra công khai và các công ty tài chánh, công ty đầu tư kiểm chứng và xem xét.

(Chính phủ Việt nam có tiền ngoại tệ để dành cho đến cuối năm 2007 là 23 tỉ đô la, theo báo cáo của Bộ Tài Chính VN. Hiện nay đang có khủng hoảng tài chánh, số tiền nầy năm 2012 và năm tới sẽ còn lại bao nhiêu)
 

LỘ TRÌNH CỦA TƯƠNG LAI

Để đánh giá về một cá nhân, một cộng đồng – dân tộc hay quốc gia người ta nhìn về tương lai của nó. 

Nói như vậy không đồng nghĩa với việc phủ nhận cái thực tại, vì bản thân cái thực tại cũng hàm chứa cái hình ảnh của tương lai.

Thực tại ngoài việc mang trong nó cái thông điệp của tương lai, thì phần còn lại của thực tại chỉ mang tính biểu kiến. Cái thực tại có thể bền vững và thăng hoa hoặc mong manh như bong bóng và xơ cứng thụ động như một thứ hàng mã để trưng bày.
Tương lai chính là cái đích mà mọi lượng giá nhắm tới, tương lai chính là chỉ số cho niềm tin và hy vọng, cho giá trị bền vững và đích thực.
Một cá nhân, một dân tộc hoặc một quốc gia mà tương lai mờ nhạt, bất ổn và đầy rủi ro hoặc u ám thì cái thực tại cho dù là hào nhoáng, rực rỡ chỉ là nhất thời hay đơn giản chỉ là sự phô trương mang tính tuyên truyền mị dân.
Tương lai chính là miền đất mà các nhà hoạch định chính sánh – các chiến lược gia nhắm tới, và giá trị của một cá nhân- dân tộc hay quốc gia khinh – trọng như thế nào là tùy thuộc vào tương lai.
Chúng ta thử nhìn một vòng quanh thế giới chúng ta để có thể xác định quốc gia nào là miền đất Hứa, dân tộc nào là dân tộc thành đạt và hạnh phúc.
Nước Úc: với diện tích khổng lồ hơn 7 triệu km2, với dân số khiêm tốn, chỉ hơn hai chục triệu người. Nước Úc có tài nguyên và dự trử thuộc hạng nhất thế giới, tài nguyên về khoáng sản, hải sản và nông sản là rất lớn.
Thể chế chính trị dân chủ, nhân bản, hài hòa, văn minh và công lý. Một nền giáo dục hiện đại nhất khu vực với hệ thống các trường Đại học danh tiếng, được quản trị tốt và phẩm chất cao thu hút du học sinh khắp nơi trên thế giới và là nơi đào tạo nhân tài cho nước Úc và khu vực…
Với một dân số trẻ trung, đa chủng và năng động, được hưởng thụ một nền giáo dục và an sinh xã hội cao, một môi trường sống và làm việc tuyệt hảo..
Về vị trí địa lý nước Úc được bao bọc chung quanh là biển với những hải cảng tốt là cửa ngỏ mở ra khắp thế giới, cái thế không bao giờ bị cô lập được.
Đó là những điều kiện căn bản để nước Úc tiến về một tương lai huy hoàng.
Còn hiện tại chúng ta thấy thu nhập bình quân của nước Úc cao nhất khu vực với 65 ngàn Mỹ kim/một năm/ người. Và tốc độ tăng trưởng cũng cực kỳ cao và ổn định, đồng bạc Úc lên giá một cách chắc chắn và liên tục, hiện tại cao hơn Mỹ kim.
Úc là thiên đường mà nhiều người ao ước, hàng năm số người nhập cư vào Úc qua con đường hợp pháp và bất hợp pháp rất lớn, có những đoàn người liều mạng để đến được Úc, bất chấp rủi ro nguy hiểm.
Hoa kỳ: là siêu cường duy nhất hiện nay, nói về nước Mỹ người ta nói về những cái nhất, cái vĩ đại và đi trước nhân loại.
Với lãnh thổ rộng mênh mông, đất đai màu mở, giao thông thuận lợi, tài nguyên giàu có bậc nhất, với dân số tương đối lớn hơn 300 triệu, đa chủng và đa văn hóa.
Trình độ học thức của người dân cao bậc nhất thế giới, với hệ thống các trường Đại học nhiều nhất, lớn nhất và danh giá nhất hành tinh, hệ thống trường đại học Mỹ là nơi đào tạo và làm việc của giới tinh hoa của nhân loại.
Hàng năm người Mỹ chiếm một số lượng lớn nhất về giải Nobel trong nhiều lãnh vực nhất là kinh tế và y học.
Hệ thống an sinh xã hội của Mỹ tốt, bảo đảm cho người dân Mỹ có đời sống hạnh phúc, nền giáo dục hiện đại luôn thu hút nhân tài cộng với sự đầu tư lớn nên người Mỹ đã đạt được những thành tựu mà không một quốc gia nào đuổi kịp.
Tuy có những khó khăn trong một trật tự thế giới mới nhưng tương lai của nước Mỹ vẫn huy hoàng, người dân Mỹ vẫn là dân tộc hạnh phúc và có cơ hội thành đạt cao nhất hành tinh.
Với sức mạnh của một siêu cường, với giá trị dân chủ nước Mỹ sẽ tiếp tục lãnh đạo thế giới trong thế kỷ 21 này, là điều ít ai hoài nghi.
Nước Mỹ có nhiều kẻ thù, người Mỹ gặp nhiều rủi ro khi ra bên ngoài vì bị khủng bố đe dọa, nhưng ai có được quốc tịch Mỹ thì họ vẫn là công dân số một của thế giới.
Nước Mỹ vẫn là thiên đường của giới trẻ vì nước Mỹ luôn có những khám phá làm thay đổi diện mạo thế giới, nước Mỹ “thống trị” thế giới bằng sức mạnh mềm, bằng quyền lực thông minh.
Giấc mơ Mỹ vẫn là giấc mơ của nhiều người trẻ.
Hàn Quốc: là một quốc gia rất khiêm tốn về diện tích, chỉ có 100 ngàn km2, nhưng dân số là 48 triệu người.
Hàn quốc là quốc gia có mật độ dân số quá cao, tài nguyên lại quá nghèo nàn, không có những dự trử tài nguyên chiến lược để tự túc cho tăng trưởng kinh tế như dầu mỏ, khí đốt, sắt, đồng, than. Nhưng Hàn quốc được thiên nhiên ưu đãi với một bờ biển dài và nhiều hải cảng quan trọng. Biển Hàn quốc phong phú hải sản. Nhưng để so sánh thì Hàn quốc không có được nhiều lợi thế thiên nhiên và tài nguyên như Việt nam.
Cũng là một nạn nhân của chủ nghĩa thực dân – phát xít, cũng bị chiến tranh tàn phá, đất nước bị chia cắt, và hiện nay Hàn quốc vẫn đang ở trong tình trạng chiến tranh vì luôn bị người anh em Bắc Hàn điên khùng đe dọa “biến thành biển lửa”, phải nói rằng so với VN Hàn quốc khó khăn hơn rất nhiều nhưng họ đã vươn lên và trở thành một trong những nền kinh tế lớn của thế giới, với những thương hiệu nỗi tiếng thế giới như Samsung, Hyundai, Deawoo, LG…
Người dân Hàn quốc tự tin (và tự cao nữa) khi đi ra nước ngoài vì quốc gia họ thành đạt trên trường quốc tế nên phẩm giá của họ cũng được nể trọng, không như Việt nam, đi ra ngoài là bị ngờ vực và coi thường!
Hàn quốc có nhiều tham vọng và thành công trên tất cả mọi lãnh vực, từ công nghệ cho đến y học, từ quân sự cho đến lãnh vực không gian.
Với một thể chế chính trị dân chủ và trong sạch, với lộ trình hướng về tương lai hợp với xu thế thời đại đã đưa đất nước Hàn quốc thành công trong quá khứ và sẽ thành công trong tương lai, người dân Hàn quốc hạnh phúc và tự hào về đất nước, dân tộc của họ.
Nước Nga: là quốc gia có diện tích lớn nhất hành tinh, nhưng những miền đất thực sự hữu dụng thì không nhiều bằng Úc và Mỹ. Với tài nguyên cực kỳ giàu có như dầu mỏ, khí đốt, than, đồng, kim cương..v.v.
Khí hậu nước Nga khắc nghiệt, con đường giao thông với thế giới hạn chế vì bị bao bọc bởi vùng Bắc cực băng tuyết quanh năm ở phía bắc, ở phía đông là vùng viễn Đông lạnh giá, phía tây bị án ngữ bởi các nước châu Âu, phía nam là lục địa Âu – Á.
Nước Nga không có một bờ biển tốt và những hải cảng quan trọng, đây là một điều hạn chế cho tham vọng trở thành một siêu cường.
Với những ưu đãi rất lớn của thiên nhiên mà nước Nga có được cũng là điều mơ ước cho nhiều quốc gia, nhưng người dân Nga không được hạnh phúc và sự tôn trọng của nhà cầm quyền và thế giới.
Vấn đề nằm ở thể chế chính trị. Thời Sa hoàng, nước Nga và người Nga bị châu Âu khinh rẻ, thời cộng sản Xô viết nước Nga là một thế lực nguy hiểm và là mối đe dọa cho nhân loại văn minh, người Nga sống trong nghèo đói và bất công, hoàn toàn không có dân chủ và tự do, phẩm giá con người bị chà đạp nghiêm trọng. Đến thời Putin nước Nga vẫn là một quốc gia bất hảo, người dân Nga vẫn là dân tộc bất hạnh, theo RFI người Nga không muốn sinh con vì họ không có hạnh phúc và họ không muốn con họ ra đời trong một đất nước bất hạnh, điều này làm dân số Nga suy giảm nhanh chóng, một dấu hiệu nguy hiểm cho tương lai một đất nước.
Nước Nga ngày hôm nay là một mớ hổn độn với một phần của chế độ Sa hoàng, một phần của Sô viết và phần còn lại của mafia.
Khoa học không có thành tựu lớn. Tài nguyên mỗi ngày mỗi cạn kiệt, kinh tế phụ thuộc vào xuất khẩu dầu mỏ, khí đốt và nguyên liệu, xã hội bất công và cực đoan hẹp hòi.
Quyền lực chính trị nằm trong tay mafia, người Nga không được hưởng quyền tự do và dân chủ đúng nghĩa. Xã hội không tự do nên năng lực sáng tạo bị kiềm chế, nước Nga tuy giàu tài nguyên nhưng người dân không hạnh phúc và bị khinh miệt. Nước Nga không có tương lai, giới tinh hoa tại Nga đã nhìn thấy điều này và họ đang có những cố gắng để thay đổi.
Những cuộc biểu tình gần đây tập hợp được hàng trăm ngàn người là một chỉ dấu cho một sự thay đổi đang diễn biến.
Trung quốc: là một quốc gia có diện tích và dân số khổng lồ, một nền văn hóa rực rỡ nhưng người Trung hoa là một dân tộc bất hạnh nhất. Đất nước này bị cai trị bởi chế độ quân chủ chuyên chế đến chế độ độc tài cộng sản, bị cường quốc xâu xé và quân phiệt Nhật chiếm đóng, thân phận người Trung hoa bị khinh miệt.
Đất nước Trung hoa bị đảng cs đem ra làm thí nghiệm cho những hoang tưởng của Mao. Sau khi Đặng tiểu Bình lên nắm quyền, Trung cộng lại đi theo một mô hình kinh tế không giống ai và cũng không kém phần phiêu lưu, cái gọi là “Chủ nghĩa xã hội theo màu sắc Trung quốc” đã tạo nên một nước Trung hoa hào nhoáng ở bên ngoài nhưng rệu rã ở bên trong, xã hội bất công và đầy mâu thuẩn, khoảng cách giàu nghèo kinh dị, tham nhũng và lộng hành khắp nơi, những cuộc đấu tranh của dân oan bị mất nhà mất đất, những cuộc đấu tranh của công nhân đòi quyền sống và quyền bình đẳng xãy ra hàng ngày, người ta tính có đến hơn 100 ngàn cuộc đấu tranh và hổn loạn xãy ra hàng năm. Môi trường bị tàn phá nghiêm trọng vì chủ trương phát triển bằng mọi giá. Chế độ chính trị độc tài hà khắc, nhân quyền và nhân phẩm bị chà đạp, người dân chỉ là “khán giả” trong mọi sinh hoạt chính trị của quốc gia, đảng cs nắm toàn quyền và tuyệt đối.
Những người giàu có của Trung cộng bỏ nước ra đi tìm một miền đất mới để dung thân, họ đến Mỹ, Úc và Canada.
Hiện nay Trung cộng là nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, với dự trử ngoai tệ lên đến trên 3000 tỷ Mỹ kim. Chủ nghĩa dân tộc Đại Hán đang được kích động để thực hiện tham vọng bá chủ khu vực, và chính tham vọng này sẽ đẩy đất nước Trung hoa vào địa ngục trong một thời gian không xa.
Một nền kinh tế bong bóng, một chính sánh đối ngoại phiêu lưu, nguy hiểm và đầy tham vọng, một xã hội bất ổn và bất công, một chế độ độc tài, lộng hành và tàn bạo sẽ đưa đất nước trung hoa đi về đâu?
Có một điều chắc chắn đó là người dân và đất nước Trung hoa đang đứng trước một tương lai đầy rủi ro.
Việt nam: một quốc gia với diện tích và dân số trung bình, tài nguyên không thể so sánh được với Mỹ, Úc nhưng hơn hẳn Hàn quốc và Nhật bản.
Một vị trí địa lý thuận lợi với bờ biển dài và những cảng biển lý tưởng, chúng ta có biển Đông giàu tài nguyên và hải sản, chúng ta có đồng bằng phì nhiêu đủ lương thực để nuôi dân và xuất khẩu.
Nhưng người dân Việt không hạnh phúc và đất nước không có tương lai tốt đẹp, vì trước mắt chúng ta đang bị đe dọa bởi tham vọng bá quyền đại Hán, việc chúng ta sẽ mất biển Đông là không tránh được trong thời gian tới.
Đảng cs VN áp đặt chế độ độc tài toàn trị lên đầu lên cổ dân tộc, nhân quyền và nhân phẩm bị chà đạp. Quyền làm chủ đất nước và vận mệnh của mình bị đảng cs tước đoạt, những quyền tự do căn bản bị xóa sổ, hoặc bị vi phạm một cách có hệ thống và ngang ngược.
Đảng cs dẫn dắt đất nước theo con đường Xã hội chủ nghĩa, nhưng xã hội chủ nghĩa, và nền kính tế “thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” là cái gì, diện mạo của nó ra sao thì đảng cs không hề biết.
Đưa đất nước đi theo một mục tiêu mà chính đảng cs không hề biết thì thật là hoang đường và mị dân hết chổ nói.
Người dân VN không hạnh phúc nên họ đi tìm những miền đất khác để dung thân, để làm việc, chúng ta thấy hàng trăm ngàn người Việt đi làm lao nô cho ngoại quốc dưới mỹ từ “xuất khẩu lao động”, hàng chục ngàn phụ nữ kết hôn với người Hàn quốc, Đài loan cũng chỉ để được “đổi đời”. Nếu cuộc đời của họ đẹp, hạnh phúc và có tương lai như cái bánh vẽ của đảng cs thì ai muốn “đổi” làm gì?!
Đảng CSVN đã quản lý và điều hành đất nước một cách tùy tiện, lộng hành và phiêu lưu nên đã không vận dụng hết được những lợi thế của đất nước, không bảo vệ được sự độc lập dân tộc và toàn vẹn lãnh thổ, không tạo được một viễn cảnh tốt đẹp cho nhân dân như đáng ra phải có.
Hiện nay nền kinh tế theo “định hướng xã hội chủ nghĩa” đang hụt hơi và không biết đi về đâu trong thời gian tới.
Tương lai thật là ảm đạm và không lối thoát.
Tôi đưa ra 3 quốc gia thuộc Thế giới Tự do và 3 quốc gia thuộc thế giới CS để so sánh và đánh giá, qua đó nhìn thấy tương lai của mỗi đất nước và dân tộc qua lộ trình họ chọn lựa để hướng đến tương lai.
Chúng ta không có ảo tưởng được như Mỹ hay Úc, nhưng chúng ta hoàn toàn có thể xây dựng một đất nước VN như Hàn quốc và Nhật bản.
Đất nước chúng ta không có tương lai tốt đẹp vì đảng CSVN không có lộ trình để đưa đất nước và dân tộc đến một tương lai tốt đẹp.

Thứ Ba, 25 tháng 12, 2012

NGHỀ NGHIỆP CHO NGƯỜI MỚI NHẬP CƯ

Chắc khỏi nói thì ai cũng biết là ở Mỹ hay ở nước nào thì tay cũng phải làm, hàm mới có cái mà nhai. Không những vậy, ở Mỹ này, còn phải tâm niệm “nghề gì cũng làm được” thì mới mong tồn tại được.
 Ai đó ở VN đã quen làm việc nhàn hạ, sướng thân (mà vẫn rủng rỉnh tiền xài), hoặc thậm chí ngồi mát ăn bát vàng … mà qua đây giữ nguyên suy nghĩ cũ, chê ỏng chê eo “việc này cực thân”, “việc kia thấp kém”, “việc nọ lương bèo” … thì chắc là sẽ thấy đời khổ sở biết bao nhiêu, hoặc thậm chí bỏ về cho sớm…
Nhưng mà, chọn được việc làm vừa đủ nuôi sống bản thân và gia đình mà vừa phù hợp với sức mình thì cũng không phải là chuyện dễ dàng. Người ta cũng cần phải tham khảo nhiều, biết sức mình (cả sức khỏe, lẫn sức … tiền và khả năng nữa) thì mới chọn được đúng đường đi. Mà nghề nghiệp ở cái xứ Mỹ này thì đúng là … vô số. “Trình độ chuyên môn” cỡ nào cũng có công việc phù hợp hết. 
Phạm vi bài này Jennifer sẽ không bàn sâu tới chi tiết của từng ngành nghề, chỉ cố gắng hệ thống lại một số trong cả rừng nghề nghiệp đó thành từng nhóm như vầy: 


** Không cần biết tiếng Mỹ, không cần bằng cấp
 
- Không cần giấy phép:
+ Làm cho nhà hàng/quán ăn VN: phục vụ bàn hoặc phụ bếp
+ Làm trong chợ VN: đứng quầy tính tiền hoặc phụ sắp xếp hàng lên kệ
+ Làm trong tiệm giặt ủi: bấm thẻ cho quần áo dơ, đứng máy giặt, máy ủi, hoặc móc đồ lên giá. Muốn đứng trên quầy thì phải biết tiếng Mỹ khá tốt. Còn làm trong xưởng giặt, ủi hoặc móc đồ lên giá thì phải có sức khỏe để đứng suốt ngày trong cái nóng hầm hập của xưởng..
+ Sửa quần áo: sửa thuê cho tiệm giặt hoặc mở tiệm riêng. Người Mỹ toàn mua đồ may sẵn về bận nên đâu có vừa khít. Hầu như ai cũng phải đem đi lên lai, bóp ống. Thậm chí áo đứt cái nút cũng xách ra tiệm … Nghề này cũng hốt bạc lắm
+ Cắt cỏ: nhận cắt thuê cho những gia đình neo người
+ Sửa chữa, xây dựng nhỏ: lót gạch, đổ sân xi măng, sửa ống nước vv…
+ Làm thợ lắp ráp cho hãng, xưởng của Mỹ

- Phải thi lấy bằng hành nghề (license): 

+ Giữ trẻ: Học rồi thi lấy cái license, có thể giữ tại nhà mình hoặc tới ở luôn tại nhà người ta (những gd khá giả có thể thuê nanny bao lương)
+ Làm nail, làm tóc: Học đủ số giờ quy định của từng tiểu bang rồi thi lấy license, ra làm cho tiệm người ta. Từ từ tích lũy, chừng nào đủ vốn thì tự mở tiệm riêng
+ Massage: Cũng phải học lấy license. Thường là làm cho spa.

/*/ Thuận lợi:
- Không cần biết rành tiếng Mỹ, vẫn có thể có việc làm
- Không cần có sẵn kinh nghiệm
- Thời gian đào tạo ngắn (với nghề cần license), nên có thể mau đi làm, mau có tiền ổn định cuộc sống
- Thời gian khá linh hoạt, không nhất thiết phải đi làm từ 7-8 giờ sáng mỗi ngày, thậm chí với một số công việc, người ta còn có thể chủ động chọn giờ làm tùy thích
- Những công việc có tiền tip thì thu nhập thực tế cao hơn (nhiều) so với thu nhập trên giấy tờ
- Thường là được lãnh ½ lương bằng tiền mặt, dễ … giấu bớt thu nhập khi khai thuế
- Riêng việc làm cho hãng xưởng Mỹ thì có thể có đầy đủ lợi tức

/*/ Bất lợi:
- Những công việc này thường chỉ có ở nơi có đông người Việt (Cali, Texas vv…)

- Công việc ở nhà hàng, chợ, tiệm giặt ủi, cắt cỏ vv… đều là những việc rất nặng nhọc, đòi hỏi sức khỏe tốt. Mà phải chịu cực lắm lắm nữa.

- Tuy là thời gian linh hoạt, nhưng thực ra, lại mất nhiều thời gian hơn cả, vì thường phải làm trễ, làm cả cuối tuần (nail, tóc, quán ăn, tiệm giặt). Phụ nữ có con nhỏ mà làm những nghề này thì con bị thiệt thòi vì mẹ toàn phải làm về trễ, làm cuối tuần. Tối ngày con cứ phải quanh quẩn với người giữ trẻ vv…
- Chủ yếu là làm cho doanh nghiệp nhỏ nên hoàn toàn không có lợi tức gì khác ngoài lương: không bảo hiểm, không quỹ hưu, không ngày phép vv…
- Công việc không ổn định lắm, rất dễ bị thay đổi (tiệm đóng cửa, đổi chủ vv…)
- Nghề giữ trẻ bị ràng buộc rất gắt gao về luật bảo vệ trẻ em. Sơ suất nhỏ xíu cũng có thể bị treo bằng, phạt vạ, hoặc thậm chí tù đày
- Nghề nail & tóc cực kỳ nguy hại cho sức khỏe vì tiếp xúc thường xuyên, lâu dài với hóa chất độc hại. Tư thế đứng hoài, ngồi lâu cũng gây bệnh đau lưng về sau.

• Cần bằng hành nghề, cần tiếng Mỹ kha khá

- Phụ tá cho bác sĩ, nha sĩ, dược sĩ: Có thể làm trong bệnh viện hoặc phòng mạch, nhà thuốc.
- Medical biller, medical coder (nghề này không có ở VN nên không dịch ra tiếng Việt): Giúp cho bv hoặc các phòng mạch code bệnh của bệnh nhân rồi làm thủ tục yêu cầu bảo hiểm thanh toán cho dịch vụ mà bv hoặc phòng mạch đã thực hiện cho bệnh nhân có bảo hiểm
- Bán bảo hiểm
- Môi giới địa ốc
- Bán vé máy bay

/*/ Thuận lợi:
- Nói chung thì thu nhập của những việc này là khá tốt
- Nếu làm việc trong bv, trong công ty lớn thì cũng có bảo hiểm, có quỹ hưu trí vv…
/*/ Bất lợi:
- Bắt buộc phải biết tiếng Mỹ đủ để nghe, hiểu và nói chuyện trực tiếp với người Mỹ
- Làm trong bệnh viện thì phải làm ca kíp, cuối tuần thì tuần nghỉ tuần làm, ngày lễ nghỉ cũng bị hạn chế.
- Làm cho phòng mạch thì được rảnh rỗi nhiều, nhưng lợi tức không đầy đủ
- Bán bảo hiểm, địa ốc, vé máy bay vv… thì bấp bênh vì tùy thuộc nhiều ở tình hình kinh tế

• Đòi hỏi bằng cao đẳng, đại học
Hình như đã cầm cái bằng cao đẳng với đại học trong tay thì chắc phải rành tiếng Mỹ (hơn 2 nhóm trên), và cơ hội chọn nghề nghiệp mình yêu thích cũng có nhiều hơn. Xin miễn liệt kê những ngành nghề nằm trong nhóm này.
/*/ Thuận lợi:
- Thu nhập trên trung bình, hoặc cao, và khá ổn định
- Lợi tức đầy đủ: bảo hiểm, quỹ hưu trí, ngày nghỉ hưởng lương, ngày phép vv… (dĩ nhiên, cũng tùy hãng, tùy công việc mà lợi tức này cao hay thấp)
- Giờ giấc thông thường là cố định (8:00am ~ 5:00pm), nghỉ cuối tuần, nghỉ ngày lễ của Liên bang. Có nhiều nghề còn được “work from home” vài ngày trong tuần
- Người có quốc tịch nếu xin được việc làm cho chính phủ liên bang thì gần như ổn định cả đời
- Có thể được hỗ trợ học phí nếu xin học nâng cao

/*/ Bất lợi và Khó khăn:
- Vốn tiếng Anh phải đủ để nghe được lecture, đọc được textbook (chứ không phải nghe nói chuyện hàng ngày, hoặc đọc tiếng Anh phổ thông) thì mới học được cao đẳng, đại học
- Mất khá nhiều thời gian & công sức mới lấy được bằng
- Cũng có nhiều công việc bấp bênh vì tùy thuộc vào tình hình kinh tế

Vì chỉ dựa trên hiểu biết riêng và chủ quan của người viết nên bài này chắc chắn còn thiếu rất nhiều nghề nghiệp “khả thi” dành cho người Việt di dân qua Mỹ thời nay. Bạn nào có đóng góp, bổ sung gì thêm thì xin hoan nghênh 2 tay 2 chân nghen.

GỬI TÁC GIẢ CHƯA BIẾT MẶT NGÀY XƯA

(GIỜ EM ĐÃ Ở TUỔI 30 KHÁC XA VỚI HỒI EM 20)
Thế là đã 6 năm trôi qua, 6 năm ra trường... nhìn lại sao thấy nhanh quá , nó như 1 giấc ngủ dài vậy. Ngày hôm nay em dành cả cho anh, dành thời gian để viết những dòng tâm sự này... dù em biết với anh nó đã muộn màng quá.


Không trách thời gian, không trách cuộc sống, có trách chăng đó là chữ "DUYÊN VÀ PHẬN" mà chúng ta không có với nhau. Ngày đó, mỗi ngày em đều nhận được 1 bài thơ...mà chỉ đề là " TÁC GIẢ VÔ DANH" là " MỘT NGƯỜI MẾN EM"... em cũng đã tìm hiểu.... nhưng thực sự không biết đó lại là anh.... một người quá đỗi gần gũi với cuộc sống của em.


Cuộc sống hối hả không chờ đợi ai... và em cũng vậy, hối hả học hành... ra trường... hối hả lên xe hoa... làm mẹ... rồi lại làm 1 bà mẹ đơn thân....... rồi đi làm, lo sự nghiệp.... bon chen lo toan cho cuộc sống của mình, nuôi dạy con cái đã chiếm hết tất cả thơi gian......và em cũng quên đi mất " TÁC GIẢ NHỮNG BÀI THƠ " một thời sinh viên... cái thời vô tư, vô lo...


Để rồi hôm nay tình cờ vòng vòng blog, em lại vào được cái blog của anh....
. Tác giả của ngày xưa mà em đã cố gắng kiếm tìm lại chính là người thầy giáo mà em rất mực " quý mến" . Anh nói ngày đó anh nhút nhát, anh sợ dư luận, sợ ba mẹ em...hay anh sợ chính là bị em từ chối. Nhưng điều em ngạc nhiên là tại sao chỉ gặp nhau những giờ trên giảng đường... mà anh lại thuộc được nhiều sở thích của em vậy.....


 Anh biết em thích ngọc lan của mùa thu ( và đó là lý do em hay thấy cành ngọc lan cắm trước cửa phòng kí túc xá)
. Anh biết em thích hoa hồng ( nhưng ko bó cầu kỳ mà chỉ bó bằng dải ruy băng đơn giản) ,  anh biết em thích nhiều thứ nữa... mà trong khi em chỉ biết nhận những sự quan tâm đó mà chẳng biết anh là ai cả....

Cho đến hôm nay em hỏi thì anh cũng chỉ cười....nói là vì anh SỢ EM CƯỜI... SỢ EM TỪ CHỐI... SỢ MẤT HÌNH ẢNH NGƯỜI THẦY TRONG EM .... mà anh đâu biết rằng anh có biết anh hơn em có 11 tuổi... cái tuổi đó không quá  nhiều khoẳng cách như anh nghĩ ??



Những ký ức một thời lại hiện về... em lục tung máy tính, tìm lại các bài thơ ngày nào, dù đã mất khá nhiều rồi , nhưng em vẫn muốn post lại cho em, cho anh...( NGƯỜI THẦY CỦA EM)  VÀ ĐỂ NHỚ VỀ 1 THỜI SINH VIÊN ĐÁNG NHỚ .... CÁI NGÀY MIỆT MÀI THI CỬ....NHỮNG NGÀY KHÔNG NHUỐM BẬN CUỘC SỐNG LO TOAN.... NHỮNG MÙA THU CÓ NHỮNG CÀNH NGỌC LAN THƠM NGÁT... VÀ NHỮNG BÓ HOA HỒNG.... NHỮNG TÚI KẸO SỮA.... NHƯNG NGƯỜI GỬI VẪN LÀ " VÔ DANH"


Giờ anh cũng đã có gia đình và có 1 người vợ - cũng là giảng viên và 1 bé trai xinh xắn.... Em chúc anh sẽ mãi hạnh phúc bên gia đình của mình....Mong chị ấy sẽ dành cho anh những giấy phút tình yêu ngọt ngào như tên chị ấy - NGỌC LAN.



H à thành vắng em cây quên làm lộc
Ư ơm vào Đông lạnh cả nỗi buồn
Ơ sợi nhớ đổ đầy lên phố
N ghe lá về như cánh môi hôn
G ửi tình yêu lên những giọt sương

Y ên lặng nghe1 chiều đông Hà nội
Ê m êm gió thả đầy nỗi nhớ
U mê sóng chìm vào tận cỏ

A nh giật mình-vô thức: Không em!
N hớ thật nhiều cô bé đã thân quen/
H à Nội nhớ, Hải Phòng có nhớ?

N ghe chiều vắng trong từng con phố nhỏ
H oàng hôn tan chìm vỡ nỗi buồn
É n chao về theo những tiếng ngân chuông
********************************

Ngày ...đang tan dần theo nỗi nhớ
Anh... hứng thời gian giấu vào nắm tay
Yêu ...là hóa tim mình lên cỏ
Hương ...của đêm e ấp rơi đầy
Niềm ...mơ ước từ thời vụng dại
Vui ...cùng ai trong những đắm say
Đong... kỷ niệm khạo khờ giữ lại
Đầy.... thơ ngây đã trọn tháng ngày.

Vần thơ con cóc gửi bé!

******************************
Không... giữ được thời gian trên kẽ lá
Gặp ...mùa Thu nên gió thả đi rồi
Hương ...kỷ niệm ngập ngừng thật lạ
Anh... một mình trong nỗi nhớ chơi vơi
Buồn ...tình yêu như một trò chơi
Nhớ ...thủa cũ cỏ mòn trên lối
Em ...thẫn thờ rơi ánh nhìn thật vội
Nhiều ...đêm nghiêng trăng chẳng cất nên lời
Tặng bé Hương

*****************************


Đồ Sơn đêm nay
Sẽ ngập nụ cười
Vì có bé.
Hà Nội đêm nay
Vắng mất 1 người
Ừ…sao buồn thế!
Phố trườn vào đêm, lá sương nhỏ lệ
Ánh đèn mờ nhạt lúc không em
Hồ Gươm vặn mình như thể đã quen
Ồn ào phố mà như rất vắng
Hàng cây rung hồn trong khoảng lặng
Gió nhàn nhạt ru vỡ tiếng đêm
Chưa nói bao giờ mà chẳng thể quên
Có cô bé đã hóa mình khờ dại
Đem cả hồn ru về nơi xa ngái…
Hình như..mới chỉ biết tên!
Hà Nội buồn, Hà Nội…nhớ em!

(Bài này anh tặng em khi em về Hải phòng)


******************************
Nh ...thủa thơ ngây thả gió hát diều
Hương... mùa thu đã gieo mình trên lá
Anh ...khạo khờ tìm em trên lối lạ
Chờ đợi ...thời gian lạnh ngắt bóng chiều
Em ...đắm mình trong những giấc mơ yêu
Cả ...thơ ấu cũng trộn vào vội vã
Cuộc ...sống níu hồn tan về đôi ngả
Đời ...vẫn xuôi man mác câu Kiều
Anh ...gói dại khờ đổ hết phiêu diêu
Mãi ...thầm ước Hương mùa thu trở lại
Yêu ...cốm Vòng với mùi sen xa ngái
Hương ...dịu dàng sâu lắng tình yêu.
******************************

Tặng bé Hương...
Môi em nở một nụ cười
Tặng ai hay chỉ là cười vu vơ?
Tôi về quên một câu thơ
Thật quên hay chỉ giả vờ…để quên?
Tự dưng muốn đến làm quen
Tự dưng nhớ nhớ quên quên 1 người
Tại emem nở nụ cười
Làm tôi ngơ ngẩn cả đời bên em!
........
Hương ...của gió và tóc của sóng
Ơi ...Là lơi lả lời ru
Anh... bồn chồn trăng về biển vọng
Chờ ...đêm miết mải mùa thu
Đợi ...mãi sóng cồn cào cát
Em ...vẫn vô tình như mây
Suốt ...ngày trôi…mê mải hát
Đời ...vui dài rộng tháng ngày
Anh ...về trộn vào nỗi nh
Yêu ...ngàn năm…sóng vỗ bờ
Em ...như là con thuyền bỏ ngỏ
Mãi ....đùa thả những vần thơ…
Anh nhớ bé nhiều…

****************************************
Còn anh đang lang thang phố núi…nhớ một người!
Đứng trước biển, em thấy mình nhỏ bé
Vòng tay ai sẽ xiết chặt tình em?
Những con sóng cồn cào bờ cát mẹ
Mải miết muôn đời như một thói quen
Biển ngập hoàng hôn thả bóng bình yên
Em dịu dàng trải hồn mình với gió
Xiết chặt cát mềm xuôi vào vụn vỡ
Em về…bỏ lại biển vào đêm
Anh lạc mình thăm thẳm điệu then
Sương phố núi quấn về kỷ niệm
Gió từ phương em dạt lời lỗi hẹn
Anh về…bỏ lại núi vào đêm.
Nhớ thật nhiều cô gái..tưởng chưa quen
Vòng tay ấm vẫn ngóng chờ ai đó
Trái tim hồng và lời yêu chưa ngỏ
Đến một ngày…anh sẽ có em
!