Tôi
rất thích nghe nhạc Trịnh vì những lời ca, khúc hát của bác Trịnh luôn tạo cho
tôi một cảm xúc rất đặc biệt. Tôi đồng cảm, hoà mình và cảm nhận được cái hồn
của nhạc bác truyền qua. Những tình khúc nhạc Trịnh đã và mãi sẽ là những tình
khúc bất tử bởi ca từ luôn đẹp, làm người nghe phải nao lòng và không thời nào
là lỗi nhịp.
Người
ta nói nhạc Trịnh buồn thê thảm nhưng chính cái sự buồn buồn, day dứt đó mới là
cái tâm tư, tình cảm luôn sống động tìm ẩn trong thẳm sâu tâm hồn con người dù
là một người khô hạn nhất. Ở Nhạc Trịnh ta sẽ bắt gặp chính mình trong đó. Tình
yêu luôn lãng mạn trong mỗi con người. Ta thường dằn lòng và kềm chế cảm xúc
bằng cái lý trí cứng nhắc rằng đã quên được một người, thôi yêu và nghĩ đến một
người, một việc nào đó nhưng không giấu được chính mình và giấu được sự quan
sát tinh tế của nhạc sĩ Trịnh Công Sơn:
“Tình
ngỡ đã quên đi như lòng cố lạnh lùng,
Người
ngỡ đã xa xăm bỗng về hoá thênh thang”.
Quên
một người mới thật khó làm sao. Ở “Tình nhớ” bác Trịnh như là người đã đọc được
tâm sự của tôi, một người chưa từng gặp gỡ và cách biệt về khoảng cách thế hệ.
Chỉ có những tâm hồn đồng cảm về tâm tư con người mới có thể viết lên những ca
từ cảm động như thế. Nhạc Trịnh còn đậm cái tình khi không chỉ con người mới có
cảm giác, mới biết yêu đương. Những thứ ngỡ rằng vô tri như “sỏi đá” thì “cũng cần có nhau”.
Nắng cũng biết lắng nghe để ta có thể “gọi nắng”, và “biển” thì lúc nào cũng dạt dào tình
yêu, nỗi nhớ...
Nhạc
Trịnh không đơn thuần là một bản nhạc mà thực sự là hơn cả một bài thơ, lắm vần
điệu, mỹ từ. Bác Trịnh thường dùng rất nhiều những biện pháp nghệ thuật để nhạc
mình giàu biểu cảm, lắng sâu hơn, có hồn hơn. Và khi thưởng thức nhạc Trịnh ta
cần phải biết lặng đi để thả hồn mình theo nhạc mới có thể hiểu được cái ý mà
nhạc sĩ muốn phả vào thính giả.
Đôi
lúc nhạc Trịnh là chính cảm xúc đời thường nhất của chúng ta “Lòng thật bình yên
mà sao buồn thế?” Hơn
thế nữa ca từ của nhạc Trịnh còn là một triết lý, châm ngôn “Hạt bụi nào hóa kiếp
thân tôi để một mai tôi về làm cát bụi”. Đúng thế, mỗi người
chúng ta nhỏ nhoi như những hạt bụi, khi đến không mang theo, khi đi cũng hoá
thành cát bụi nhưng những hạt bụi không tan biến đi mà in dấu lại trên cuộc đời
này giống như nhạc sĩ tài hoa Trịnh Công Sơn đã in dấu lại trên nền âm nhạc
nước nhà và khắc sâu trong trái tim thính giả.
"Biển nhớ" "Đóa hoa vô thường", "Em đi bỏ mặc con đường" "Phôi pha"...
Trả lờiXóa