Thứ Ba, 18 tháng 11, 2014

CÁCH ỨNG XỬ LÀM NGƯỜI CÓ TÂM VÀ TÌNH




Tùy thực tế cuộc sống cho thấy, hành vi, cử chỉ của một người thay đổi, biến dạng trong không gian và thời gian nhất định, tùy hoàn cảnh giao tiếp mà ta sẽ gặp. Đồng thời, tùy vào vốn tri thức, kinh nghiệm và nhân cách, sự giáo dục và tự giáo dục mà con người có hành vi, cử chỉ khác nhau qua các ứng xử của họ.

Tôi xin bàn về một vấn đề duy nhất: Ứng xử bằng xúc cảm, tình cảm

Tùy vào cảm xúc cá nhân mà họ có thể giao tiếp với ta với thái độ: Vui, buồn, hờn giận, lạnh nhạt hay nhiệt tình hồ hởi...

Sự thành công trong giao tiếp thường là biểu hiện cảm xúc: dịu dàng, nhân hậu, cởi mở, tế nhị... thường là sẽ gây ấn tượng sâu sắc vào đối tượng giao tiếp! Ít ai gieo ấn tượng bằng thái độ bất nhã, hời hợt, nóng nảy, thô bạo... Sự thất bại trong giao tiếp là điều không tránh khỏi.

Nói như vậy thì ai chả nói được, mọi người đều nghĩ như vậy. Nhưng các bạn có biết, ứng xử phải xuất phát từ cái TÂM. Biết rằng mỗi người một tính cách khác nhau nhưng chung quy ai cũng có cái TÂM. 

Có người ứng xử với người khác xuất phát từ cái TÂM NHÂN HẬU, cái tâm nhân hậu sẽ khiến cho người đó ứng xử vói người đời một cách độ lượng, nhân đạo, tôn trọng nhân cách của người khác. 



Người này, dễ cảm thông, chia sẻ những nỗi đau của người khác hoặc sẽ vui sướng vì sự thành công của bạn bè, luôn luôn mong muốn mọi người cùng tiến bộ, thành đạt. Những người này thường được xây dựng được mối quan hệ thân thiết trong cuộc sống và công việc.


Trong cuộc sống, có một số người có cách ứng xử ác tâm (không nhân hậu) thích ứng xử với mọi người một cách ti tiện, vô nhân đạo thiếu tôn trọng nhân cách của người khác: họ không biết chia sẻ, không biết cảm giác của người khác về rủi ro, bất hạnh, đố kỵ trước sự thành đạt của người khác, không muốn cho người khác hơn mình. Trong nói năng, ứng xử thường xúc phạm đến lòng tự trọng đến người khác. 


Chính cái tâm chưa tốt mà họ thường không thành công trong cuộc sống và trong công việc.



Cái TÂM chỉ dẫn con người về cung cách ứng xử, sắc thái biểu hiện ra bên ngoài của mỗi người một khác nhau: Người thì sôi nổi, người thì trầm lặng nhu mì. Thực tế thì không ai giống ai trong cung cách cư xử. Nhà văn Lê Lựu đã viết: “Không có cách sống nào là châm ngôn phổ biến hoàn hảo cho tất cả hoàn cảnh, mọi tầng lớp một cách cụ thể cả. Sống như thế nào vẫn có nhược điểm của nó.


Anh sống nông nổi, dễ nóng nảy, không sâu. Anh tính toán chi ly chắc chắn sẽ hẹp hòi bảo thủ. Anh lành, dễ cục và ù lì. Anh thông minh tháo vát dễ láu cá, giả dối. Anh tiếp xúc ít thì sâu nhưng đơn đơn điệu, hiểu biết hẹp. Anh quan hệ nhiều dễ chàng màng, khách sáo. Người tốt nhiều nhất là người thấm được nhiều cái tình trong mỗi cách sống. Nhưng nói gì thì nói bậc nhất chủ yếu vẫn là cái tình”.


Ứng xử là biểu hiện bên ngoài của cái TÂM, cái TÌNH của con người. Điều quan trọng là phải xem sự ứng xử đó là hiện tượng hay bản chất. Từ xưa ông bà ta đã nói, có người: “Miệng Nam mô bụng bồ dao găm” hoặc có người: “Miệng xà, tâm Phật”


Nói như thế có nghĩa, để hiểu được cái TÂM cái TÌNH của họ không dễ, nhất là đối với người hời hợt, bàng quan. Do đó dù thế nào chúng ta cũng cần lưu ý:

“Sông sâu còn có kẻ dò
Lòng người ai tỏ mà đo cho tường”

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét