Đã ăn đậm với giá nhà đất cao trong những năm trước, nay khó khăn thì được giải cứu lên tới hàng chục ngàn tỷ đồng nhưng dường như chưa thỏa lòng tham. Các đại gia BĐS còn muốn đánh thuế gửi tiền tiết kiệm nhằm dồn dòng vốn này sang nhà đất.
Một trong các vai trò của hiệp hội là bảo vệ quyền lợi của các thành viên. Nhưng không phải vì thế, các hiệp hội vì lợi ích của mình mà đưa ra những đề xuất hết sức vô lý, gây phương hại đến nhiều thành phần khác trong nền kinh tế, cũng như tác động xấu đến người dân. Việc Hiệp hội Bất động sản TP. Hồ Chí Minh đề xuất đánh thuế phần tiền gửi tiết kiệm của người dân từ 500 triệu đồng trở lên là một sự phi lý hết sức.
Đề xuất linh tinh
“Mới đầu năm nhưng đây sẽ là đề xuất linh tinh bậc nhất của năm nay” – Một giám đốc khối quản trị rủi ro của một NH nhận xét.
Thực tế, các ngân hàng thương mại đều sống bằng nguồn tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư. Ai cũng biết, hai nghiệp vụ cơ bản của NHTM là huy động vốn và cấp tín dụng.
Nguồn huy động của các NH có một phần không nhỏ là tiền tiết kiệm của khu vực dân cư. Thời gian vừa qua, các ngân hàng đều phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành giật khác hàng gửi tiền.
Đề xuất linh tinh
“Mới đầu năm nhưng đây sẽ là đề xuất linh tinh bậc nhất của năm nay” – Một giám đốc khối quản trị rủi ro của một NH nhận xét.
Thực tế, các ngân hàng thương mại đều sống bằng nguồn tiền gửi, đặc biệt là tiền gửi có kỳ hạn của dân cư. Ai cũng biết, hai nghiệp vụ cơ bản của NHTM là huy động vốn và cấp tín dụng.
Nguồn huy động của các NH có một phần không nhỏ là tiền tiết kiệm của khu vực dân cư. Thời gian vừa qua, các ngân hàng đều phải bước vào cuộc cạnh tranh khốc liệt với nhau để giành giật khác hàng gửi tiền.
Giờ đây, nếu thêm quy định đánh thuế nữa thì chắc nguồn huy động dân cư của các ngân hàng thương mại sẽ còn tụt thấp nữa. Lúc đó, các ngân hàng thương mại sẽ chống đỡ kiểu gì? An toàn thanh khoản của toàn hệ thống ngân hàng có được đảm bảo? Có lẽ, những người đưa ra đề xuất này sẽ khó lòng mà tưởng tượng được.
Họ cũng có thể lý luận rằng, những người có trên 500 triệu gửi tiết kiệm không nhiều, không gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Tuy nhiên, số liệu nào khẳng định số người gửi tiết kiệm trên 500 triệu không nhiều? Và nếu không nhiều thì có cần thiết phải dùng đến thuế để điều chỉnh rồi gây tâm lý cho không biết bao người liên quan?
Ngành NH là ngành tương đối đặc thù, dễ bị tổn thương bởi những lý do tâm lý đám đông, tin đồn mà lại thêm những đề xuất thế này thì hậu quả sẽ khó lòng đoán biết được.
Chưa kể, theo một cán bộ ngân hàng thì cách đánh này thì căn cứ nào để xác định khoản tiền gửi tiết kiệm từ 500 triệu đồng trở lên?. “Chẳng có quy định nào bắt buộc khách hàng có một sổ tiết kiệm, và chỉ gửi ở một ngân hàng. Họ tách ra làm 2 sổ thôi, hoặc giả gửi ở 2 ngân hàng thì số tiền có thể dưới 500 triệu đồng ngay. Mà giờ, chỗ nào chẳng có phòng giao dịch của NH nên chuyện người dân gửi nhiều tổ chức cũng chả có gì khó”.
Một trong các lý do để ngân hàng ra đời cũng chỉ vì người có nhu cầu vốn và những người đang có một khoản tạm gọi là dư ra một chút cần một chỗ để gặp nhau. Bản chất người dân gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng thì không phải là tiền sẽ dậm chân tại chỗ, chết trong kho tiền của ngân hàng mà nó được đưa vào nền kinh tế, nguồn vốn được luân chuyển, phục vụ cho các nhu cầu của nền kinh tế. Chính vì vậy, không có một lý do gì để bảo rằng đánh thuế tiền gửi tiết kiệm để định hướng được luồng tiền thay vì gửi ngân hàng thì đầu tư vào sản xuất, kinh doanh, hay mua bất động sản. Nếu không muốn nói rằng, những người dân đang gửi tiết kiệm là góp phần đưa vốn vào nền kinh tế, tạo cơ hội cho đồng vốn xoay vòng, luân chuyển như những mạch máu nuôi cơ thể.
Nếu bây giờ, khi không khuyến khích người dân gửi tiết kiệm như vậy, người dân rút tiền ra, và trong bối cảnh hiện nay thì giải pháp của họ là gì ? Họ đầu tư vào đâu? Liệu những ông bà già trên 60 tuổi cả đời tích góp được tý tiền có đủ sức đi theo dõi để đầu tư? Hay họ lại chọn giải pháp là mua vàng và cất tủ? Không hiểu lúc đó thì nền kinh tế sẽ còn đi đâu về đâu?
Đề xuất không có cơ sở
Về mặt pháp lý, hiện tại, Luật Thuế thu nhập cá nhân không có quy định thu thuế đối với các khoản tiền thu được từ tiền gửi tiết kiệm. Như vậy, để “chiều lòng” được HOREA thì chắc Chính phủ phải trình Quốc hội sửa đổi Luật Thuế TNCN hiện hành và chắc sau đó sẽ tốn không ít giấy mực, thời gian để tranh cãi, hướng dẫn…
Thứ nữa, cái đề xuất này có thể sẽ góp phần làm hỏng hết biết bao công sức trong thời gian vừa qua để ổn định kinh tế vĩ mô. Các ngân hàng chắc chắn sẽ không thể “từ bỏ” chuyện huy động, nên nếu các khoản thuế tính vào nữa, lãi suất huy động sẽ phải đi đâu về đâu? Chúng ta mất rất nhiều công sức mới hạ được lãi suất từ 14%/năm (trên danh nghĩa là thế, còn thực tế có thể cao hơn) về được 9%/năm, vậy nay để chiều được lòng khách hàng thì ngân hàng sẽ nghĩ ra những chiều gì để lách? Những chi phí này sẽ “độn” vào đâu? Hiển nhiên, câu trả lời sẽ là lãi suất đầu ra. Lúc đó, hệ quả sẽ đi đến đâu thì khó lòng ước tính được.
Kinh tế vĩ mô cũng không nên thay đổi theo hướng không khuyến khích tiết kiệm. Thực tế cho thấy, những lúc ngặt nghèo nhất của nền kinh tế thì nguồn tiền tiết kiệm đều phát huy vai trò tích cực của nó. Nếu trong một gia đình, khi khó khăn, nguồn tiền tiết kiệm sẽ được sử dụng để vượt qua những hoàn cảnh khó khăn. Còn vĩ mô hơn, một trong những nguyên nhân giúp nước ta vượt qua được cơn khủng hoảng tài chính tiền tệ thời gian trước cũng chính là nhờ việc tích lũy, tiết kiệm. Chính vì lý do định hướng luồng tiền như HORE đưa ra thực sự rất khó chấp nhận.
Hiệp hội bảo vệ quyền lợi của hội viên là việc cần thiết. Nhưng quyền lợi của hiệp hội nào cũng phải hài hòa trong quyền lợi chung của toàn bộ nền kinh tế. Chính sách kinh tế vĩ mô cũng nên ổn định, định hướng tốt, không thể vì những đề xuất “linh tinh”, làm hài lòng một nhóm nhỏ đối tượng để rồi sẽ có những hậu quả rất to lớn.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét