Thứ Bảy, 31 tháng 5, 2014

MEMORIAL DAY

Cuối tuần này ở Mỹ là ngày lễ Memorial Day, một ngày lễ lớn, cả nước chính thức được nghỉ. Ý nghĩa chính của ngày lễ Memorial là tưởng niệm những người đã ngã xuống cho đất nước.

 Khái niệm anh hùng của người Mỹ đơn giản và vị tha. Những người hy sinh để bảo vệ đất nước, bảo vệ chính nghĩa, bảo vệ người khác, hoặc vì mệnh lệnh tổ quốc mà hy sinh, đều được coi là anh hùng.


Nước Mỹ trải qua nhiều đời tổng thống, nhiều cuộc chiến, dân chúng đồng tình cũng có, phản đối cũng có, nhưng người ngã xuống đều được trân trọng, vì họ đã hy sinh cho đất nước.


Người Mỹ có Civil War, cuộc nội chiến huynh đệ tương tàn. Họ vẫn nhắc nhở về cuộc chiến này, tri ân những người đã hy sinh, giảng dạy kinh nghiệm, nhưng họ không tự hào về cuộc chiến Bắc Nam đó. Ngược lại, họ dùng cuộc nội chiến để nhắc nhở những kinh nghiệm qúy giá, và kêu gọi sự đoàn kết đất nước để tránh chia rẽ .


United We Stand – Đoàn kết chúng ta tồn tại ! Một đất nước non trẻ như Mỹ, không hề có bề dày lịch sử ngàn năm văn hiến như các nước phương Đông hoặc châu Âu, lại hiểu ra và thực hiện cái nguyên tắc bó đũa hay như vậy. Do vậy, đất nước họ mạnh.


Nghĩ lại, đất nước Việt Nam có bốn ngàn năm văn hiến nhưng chưa có một ngày Memorial Day chung cho cả dân tộc. Bao nhiêu anh hùng liệt sĩ Việt nam đã ngã xuống, anh dũng hy sinh vì quê hương đất nước. Nhưng cái nhìn của người VN có khác, mỗi chế độ có ngày liệt sĩ riêng để tưởng niệm cho chính thể của mình.


Đất nước thì trường tồn, còn chế độ thay đổi theo thời gian . Tính ra, từ thời các vua Hùng dựng nước, trãi qua bao giai đọan lịch sử … chống Tàu, chống Pháp, chống Mỹ … từ Đinh, Lê, Lý, Trần, Lê … rồi Quốc gia, Cộng sản… Đất nước Việt Nam thì vẫn còn đó, nhưng bao nhiêu triều đại đã đổi thay.


Bao nhiêu cuôc nội chiến đã xảy ra … triều Trịnh thì xử Lê, Nguyễn thì xử Trịnh, Gia Long thì xử Nguyễn Huệ ….cứ chế độ sau thì phải xử chế độ trước, thậm chí còn không đội trời chung !!!
Có lẽ vì sự thù hận và những ngộ nhận giữa thể chế chính trị và quốc gia, mà người ta không chấp nhận sự hy sinh của người khác cũng là vì tổ quốc chăng? Có nhiều quan niệm cho rằng yêu chế độ, yêu đảng cầm quyền, mới là điều kiện cần và đủ để yêu nước.
Thậm chí nhiều người còn đồng hoá giữa việc yêu tổ quốc và đồng quan điểm chính trị. Ví dụ như chỉ có ông Nguyễn Huệ yêu nước thôi, còn ông Hàm Nghi thì không, vì ông Hàm Nghi là con cháu ông Gia Long? Đại loại như thế rồi cùng nhau cãi cho qua ngày tháng !


Thiết nghĩ, tất cả những người con của đất nước Việt Nam đã hy sinh cho tổ quốc từ thời dựng nước đến nay đều xứng đáng được chúng ta tri ân.
Nhiều nước trên thế giới, các đảng phái có quan niệm chính trị khác nhau, tranh cãi rất mãnh liệt, nhưng khi đụng đến quyền lợi tổ quốc họ lại chung tay nhau. (Đảng cọng hoà & dân chủ của Mỹ là một ví dụ, và cũng có hàng triệu người đã hy sinh đóng góp cho đất nước Mỹ mà chẳng theo đảng phái nào cả.)


Thời đại ngày nay, thế giới văn minh và dân trí cao. Hầu hết, ai cũng phân biệt được đâu là cái chung, đâu là cái riêng. Nước mất thì nhà tan ! Một quốc gia mạnh là quốc gia luôn đặt quyền lợi của tổ quốc và nguyện vọng người dân trên cao nhất. Có vậy mới tạo được sức mạnh đại cuộc. Mình nghĩ vậy.
Happy Memorial Day !

Thứ Sáu, 30 tháng 5, 2014

BÁNH BỘT LỌC

Trứoc kia mình làm bột lọc hay làm nhân thịt xay và tôm, Nhưng có ngừoi chỉ cho mình cách làm thế này. Hôm nay làm thử, thấy nhớ kẻ đó quá. Mình nặn giống bánh quai vạc Bình thuận nhỏ xinh thôi


Thứ Năm, 29 tháng 5, 2014

ĐUỜNG ĐẾN ĐÁM CƯỚI CÒN XA LẮM???




Đêm qua nói chuyện với một chị bạn năm nay đã 32 tuổi, chị vốn ít uống bia. Vậy mà chị nói vừa uống khoảng hai lon bia cho dễ ngủ. Người yêu cũ của chị vừa đi lấy vợ cách đây một tuần. Tôi muốn an ủi chị nhưng dường như từ ngữ đã trở thành khách sáo nên lại thôi. 

Rồi tôi bắt đầu nghĩ tới mình, ừ, khoảng 2 năm nữa tôi mà chưa lấy chồng chắc hình ảnh của tôi cũng vậy: Tết ở nhà, online, nốc vài lon bia, khóc, thương cho phận mình và ngủ trong nước mắt. Tôi thấy sợ và tôi bắt mình phải đi tìm... một tình yêu!

Không phải khi đã bước tới tuổi 30 tôi mới đi tìm tình yêu. Người ta bảo lấy chồng để mà dựa vào đấy, để thấy vững chãi và tin cậy. Tìm mãi, tìm hoài tôi chưa thấy điều tôi cần. Nhiều người bảo tôi kén chọn, bảo tôi khó tính, bảo tôi này kia khi bước vào tuổi 30 mà vẫn lông bông. Tôi thờ ơ, tôi mặc kệ và cuối cùng trở thành chai lì đến khó hiểu.
Nhiều đêm nằm trên chiếc giường quá rộng với một đống gối và chăn, tôi ước sao có người giành nửa chiếc giường với mình, mong sao có mùi đàn ông ấm áp bên cạnh, mong một bờ vai thật rộng để ôm. Và để mỗi khi Tết đến, tôi không phải lặng lẽ một mình với chiếc máy tính, một lon bia và nghêu ngao bài: "Còn ta với nồng nàn".

Đôi khi, tôi cười. Người ta lấy vợ lấy chồng sao quá dễ dàng, còn tôi, cứ mãi lận đận, tìm hoài chẳng thấy một nửa của mình đâu. Chỉ cần một mái nhà để đi về, một bữa cơm ngon, một người chồng biết yêu thương... Sao đơn giản vậy mà tôi mãi loay hoay? Và cứ một điệp khúc cô đơn ấy?

Mọi người nhìn tôi 30 tuổi mà cứ bảo tôi như 23, ai cũng nói vậy. Nhìn mặt tôi non và lúc nào cũng tươi vui, hớn hở. Tuổi tác chỉ là con số, nhưng con số ấy nếu là 40 thì cũng gay go đấy, phải không bạn? Tôi không tưởng tượng được 40 tuổi tôi sẽ ra sao, cô đơn trong căn phòng nhỏ hay hạnh phúc với một người chồng và hai đứa con xinh xắn? Chịu thôi, không nghĩ ra được!

Và rồi tôi cũng đã thấy một nửa hạnh phúc của mình...
Một giọt nước mắt hạnh phúc lăn dài trên mắt tôi... Nhưng đường đến một đám cưới còn xa lắm, anh nhỉ!

Tôi nói cần thời gian để suy nghĩ về mối quan hệ nghiêm túc với anh. Và tôi cũng cần thời gian để suy nghĩ về những gì sắp xảy ra trong cuộc sống của mình. Khoảng một thời gian nữa, tôi sẽ biết tôi tồn tại thế nào trong trái tim anh. Và chờ nhé, nếu có một đám cưới thì tôi sẽ mời bạn trước tiên đấy, bạn thân yêu của tôi ạ!

Còn nếu không thì... tôi vẫn độc thân, và sẽ tiếp tục viết về cuộc sống của người độc thân cho bạn xem nhé! Nhưng nói thật, tôi không muốn 3 năm nữa, vẫn ngồi đây, cạnh cái máy tính này, bên chiếc giường thiếu mùi đàn ông kia, một lon bia trên bàn và viết những thứ linh tinh tương tự như thế này!




Thứ Tư, 21 tháng 5, 2014

THỜI NAY LIỆU CÓ CÒN NHỮNG PHỤ NỮ CHẾT VÌ TIỂU THUYẾT DIỄM TÌNH??


Cái này tớ không tin cho lắm trong thời đại này vì ngày nay người ta còn bị ảnh hưởng của rất nhiều thứ như: tivi, phim ảnh hay music này nọ, nhưng ở cuối thế kỷ 19 đầu 20 thì khác à nha, lúc này phụ nữ nước ta đang tập làm quen với việc đọc sách và dường như tiểu thuyết dễ đi vào lòng họ nhất, thì cũng giống như mấy phim Hàn Quốc hiện nay dễ đi vào lòng các bà nội trợ đấy thôi…

Vừa qua, tớ có nghe về bài nghiên cứu của tiến sĩ Nguyễn Nam “Phụ nữ tự sát, lỗi tại tiểu thuyết”, tuy không hiểu nhiều về những cuốn của nhà văn Từ Chầm Á nhưng qua phân tích của vị tiến sĩ này, tớ cũng phần nào đó cảm được cái lợi, hại và cá khía cạnh tiếu lâm của việc tiếp cận tiểu thuyết của chị em chúng ta thời đó. 


Lưu ý nha, đề tài này không chỉ nhằm nhìn lại những sự kiện chấn động thời đó (phụ nữ tự tử á!), mà còn lý giải tâm lý và tác động của văn chương đến xã hội loại người chúng ta.
Bài này được lên trang TTVH rồi đó, khá lâu rồi.


 Lịch sử cho thấy, đầu thế kỷ 20 mới có nhiều phụ nữ Việt Nam biết chữ và ham mê đọc sách, nhưng thưa ông, có phải phụ nữ thời này quá “yếu đuối” nên mới bị các tác phẩm tân thư làm cho mất phương hướng?


- Phụ nữ Việt Nam đã trở thành một công chúng đọc mới vào đầu thế kỷ 20. Họ chính thức bước vào học đường, có diễn đàn công khai trên báo chí (khởi sự vớiNữ giới chung, 1918); họ đọc tiểu thuyết, và có một bộ phận đọc được cả tiếng Việt lẫn english hoặc tiếng Pháp


Một trong những tác giả được dịch rất nhiều (đến trên 30 tác phẩm) vào thời kỳ này là Từ Chẩm Á (Trung Quốc). Truyện của Từ Chẩm Á có rất nhiều thơ ca, và những vần thơ dịch đã phần nào mang hơi thở Truyện Kiều qua ngòi bút tài hoa của các dịch giả Việt Nam. 


Tiểu thuyết Từ Chẩm Á mà tiêu biểu là Ngọc lê hồn vàTuyết hồng lệ sử đã làm rung động giới nữ với những tình tiết lãng mạn chưa từng thấy, và văn tài của người dịch cũng đã khiến họ say lòng.
Tiếng nói nữ quyền phát lên từ giữa thập niên 1910 ở Việt Nam đã tìm được minh họa cho những vấn đề mà nó bênh vực trong tác phẩm của Từ Chẩm Á. 


Tất nhiên cũng phải nói thêm rằng tiểu thuyết “ngôn tình” luôn có hai mặt: Nó có thể cảnh tỉnh người đọc trước hậu quả bi thương của mê ái, nhưng nó cũng có thể mê hoặc độc giả, khiến họ chết đắm trong biển tình của nhân vật tiểu thuyết. Tùy theo học vấn, tâm cảm, và ý thức của chủ thể đọc mà một trong hai mặt tích cực và tiêu cực của đồng xu tiểu thuyết ngôn tình sẽ lộ ra ánh sáng.


 Thật sự tác phẩm của Từ Chẩm Á có phải là nguyên nhân chính cho việc tự tử của thiếu nữ trẻ Việt Nam thời bấy giờ. Hay còn những nguyên do khác?


- Khoảng đầu thập niên 1930, khi phụ nữ tự sát đã trở thành “phong trào” hay “bệnh dịch”, người ta thường quay lại “quy tội” cho tiểu thuyết Từ Chẩm Á (đặc biệt là Tuyết hồng lệ sử) và Tố Tâm của Hoàng Ngọc Phách. 


Tất nhiên, việc phụ nữ tự sát có nhiều nguyên nhân, ví như do thất tình, hôn nhân sắp đặt, bạo hành gia đình, hay chế độ đa thê. Cũng phải kể đến những yếu tố khác, chẳng hạn như khủng hoảng kinh tế - xã hội năm 1932 dẫn đến thất nghiệp và đổ vỡ các hạt nhân gia đình. Xét ở một mức độ nhất định, phong trào tự sát là phản kháng tiêu cực của phong trào nữ quyền trước những áp chế xã hội - đạo đức đối với phụ nữ
.
 Lý do thì có nhiều như vậy, theo ông tại sao thời bấy giờ người ta cứ quy kết tội cho tiểu thuyết? Phải chăng tiểu thuyết là cái gì đó quá xa xỉ thời đó, trong một xã hội Việt Nam mà phần lớn còn mù chữ?

- Có thể lý giải vấn đề này theo nhiều cách khác nhau. Ở đây, chỉ xin trình bày một cách nhìn. Báo chí Việt Nam đầu thế kỷ 20 luôn có một vài cột (columns) hay thậm chí cả trang dành cho các vấn đề nữ quyền như bình đẳng nam - nữ, giải phóng phụ nữ.


Nữ quyền được cổ vũ, nhưng thường đi kèm với những lời cảnh cáo không nên đi quá đà. Các vấn đề nữ quyền hàm chứa trong tiểu thuyết hẳn nhiên đi vào lòng bạn đọc nữ dễ dàng hơn nhiều so với những bài luận thuyết khô khan. 


Việc hình thành cộng đồng bạn đọc nữ và việc họ công khai khẳng định quyền đọc tiểu thuyết là những việc chưa từng có trước đây. Cùng với sự phát triển của in ấn và việc phổ cập của chữ quốc ngữ, sách truyện và báo chí không còn là món ăn tinh thần quá xa xỉ. Tất nhiên, bạn đọc nữ của những ấn phẩm này là phụ nữ ít nhiều có học, thuộc về tầng lớp “tiểu thị dân”.


 Họ đóng vai trò khá quan trọng trong việc tạo ra một lối sống “tân thời”, có sức lan tỏa trước hết trong phạm vi đô thị, cùng với những khía cạnh tích cực và tiêu cực của nó. Việc quy lỗi “bệnh dịch” này cho tiểu thuyết (Tuyết hồng lệ sử hay Tố Tâm) là một cách nhìn phiến diện, tập trung phản ứng đối với những lệch lạc của bộ phận chủ thể độc giả nữ này, mà không thấy hết được những tác động xã hội lên chủ thể ấy.


 Vậy thì, dưới góc độ xã hội học, ông nghĩ việc tự tử có tác động gì vào việc thay đổi văn học, xã hội thời bấy giờ? Hay chỉ là một “mốt” thời thượng?


- Việc phụ nữ tự sát và ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của tiểu thuyết đối với hiện tượng này trong xã hội hiện đại là một hiện tượng phổ quát xảy ra cả ở phương Đông và phương Tây. Việc hình thành cộng đồng bạn đọc nữ và những yêu cầu của họ đã dẫn đến những thay đổi nhất định trong sáng tác văn chương. 


Chủ thể độc giả nữ không ngừng chuyển hóa, tự ý thức và tự điều chỉnh theo những biến đổi văn hóa - xã hội mà chủ nghĩa nữ quyền là một bộ phận. Tất nhiên, có một số trường hợp phụ nữ tự tử nơi công cộng như hồ Gươm để được cứu sống, nhưng phụ nữ tự sát không phải là chuyện thời thượng, mà là một phản ứng (dẫu có phần lệch lạc) trước những xung đột cũ - mới, giữa nam quyền và nữ quyền nhằm tái khẳng định chủ thể xã hội và chủ thể đọc của “một nửa thế giới” trong xã hội hiện đại.


Bonus thêm đoạn trích trong “Số đỏ” của Vũ Trọng Phụng để giễu cợt thời kỳ của “vấn nạn” tự tử.


“Thoạt đầu người ta hay nhảy xuống Hồ Tây, nhưng vì Hồ Tây sâu lắm, những kẻ tự tử chẳng may phần nhiều không mấy ai thoát chết cả, thành thử người ta bảo nhau nhẩy xuống cái bên cạnh là hồ Trúc Bạch nông hơn. 


Vì lẽ nhà nước cũng khôn, đã cho trồng mấy cái bảng lớn “Cấm ngặt đổ rác xuống Hồ Tây” nên hồ Trúc Bạch lại càng đắt khách. Ðêm đêm, những bác phu xe ế khách, những kẻ trai tráng biết bơi mà thất nghiệp, thường lên chờ ở đấy để hễ nghe thấy tiếng kêu thảm thương ai oán: “Ai cứu tôi với!...” là nhẩy ùm xuống, là vớt ngay được một tiểu thư đẹp nõn lên, rồi đến bót Hàng Ðậu lĩnh tiền thưởng, và sau cùng, thấy ảnh mình đăng trên báo kèm với những cuộc phỏng vấn ỏm tỏi. Vì những lẽ ấy, hồ Trúc Bạch chẳng bao lâu mà trở nên một cách oanh liệt, là một sân khấu của tất cả những tấn đại thảm kịch...” (trích Số đỏ, chương 9)





TÀU KHỰA ĐANG CHƠI CHIẾN LUỢC THỰC DÂN KIỂU MỚI CHĂNG?

Việt Nam đang ở trong một tình thế hiểm nghèo. Phải nói đó là tình thế hiểm nghèo vì rất nhiều người Việt trong một thời gian dài, và cả cho đến nay, không nhận thức hết được sự nghiêm trọng trong quan hệ giữa Việt Nam và Trung Quốc và hiểu tường tận các chiến lược của Trung Quốc.


Như một con bệnh ung thư nhưng nhiều bác sỹ chỉ nhìn thấy các triệu chứng bên ngoài nên không có những liệu pháp quyết định được đưa ra cho đến khi con bệnh nguy ngập thì bác sỹ mới hốt hoảng.

Chỉ cho đến khi Trung Quốc kéo giàn khoan vào lãnh hải của Việt Nam thì nhiều người mới giật mình rằng Việt Nam đã bị xâm lược. Nếu có trách phải tự trách mình, những người ít ỏi có hiểu biết và còn quan tâm đến đất nước, rằng chúng ta đã quá chủ quan và đánh giá thấp các chiến lược của Trung Quốc. Nếu nhìn một cách sâu xa hơn, chiến lược của Trung Quốc đối với Việt Nam tương tự như chiến lược của Trung Quốc đang thực thi ở các nước châu Phi. Và việc kéo giàn khoan vào Việt Nam là chuyện sớm muộn, bởi nó là một phần của chiến lược của Trung Quốc đối với các nước nhược tiểu: chiến lược thực dân kiểu mới.


Đầu tiên, Trung Quốc sẽ tuyên bố là không can thiệp vào công việc nội bộ của đối phương, nhưng đồng thời, thông qua các dự án kinh tế và các hỗ trợ tài chính, giúp phe thân Trung Quốc nắm quyền. Trung Quốc sẽ cô lập những cấp lãnh đạo thân Trung Quốc với nhân dân nhằm làm suy yếu tính chính danh của các cấp lãnh đạo này. Các cấp lãnh đạo này muốn giữ quyền do đó phải dựa vào nhóm thân Trung Quốc và do đó các cấp lãnh đạo sẽ bị gián tiếp điều khiển bởi Trung Quốc.

Bước tiếp theo, Trung Quốc giới thiệu mô hình kinh tế của mình như một mô hình mẫu để theo đuổi: mô hình kinh tế độc tài lãnh đạo. Trung Quốc giới thiệu mô hình này với mục đích khuyến khích các quốc gia độc tài tiếp tục duy trì thể chế độc tài, với mục tiêu để phát triển kinh tế. Nhưng bằng cách giúp duy trì một chế độ độc tài thân Trung Quốc như vậy, Trung Quốc dễ dàng tác động và thực thi các chính sách thực dân kiểu mới hơn. Các cấp lãnh đạo độc tài thân Trung Quốc do đó sẽ đóng vai trò như các thái thú của Trung Quốc.

Sau khi nắm được các cấp lãnh đạo, Trung Quốc sẽ cung cấp các khoản tín dụng “hỗ trợ” cho các nước này và các công ty Trung Quốc bắt đầu đổ vào thị trường. Hàng hóa Trung Quốc tràn ngập và nước này nhanh chóng trở thành một thị trường tiêu thụ của Trung Quốc. Các doanh nghiệp của Trung Quốc, cùng với công nhân, theo vào các dự án của Trung Quốc, làm việc và khi xong hợp đồng sẽ tìm cách ở lại. 


Một mặt khác, các doanh nghiệp Trung Quốc được sự đỡ đầu của chính phủ Trung Quốc sẽ mua các mỏ quặng và tài nguyên với giá rẻ mạt do thông đồng với giới cầm quyền. Chính quyền độc tài địa phương hưởng lợi từ quan hệ Trung Quốc, khi Trung Quốc tuyên bố không can thiệp vào công việc nội bộ của nước khác, ngược lại Trung Quốc hưởng lợi từ tài nguyên, các nước này là thị trường tiêu thụ hàng hóa Trung Quốc, và hơn nữa, các chính quyền độc tài này là vây cánh ủng hộ Trung Quốc trên các mặt trận ngoại giao quốc tế.

Các nước độc tài này nghiễm nhiên trở thành một chư hầu của Trung Quốc dưới con mắt của thế giới và bị Trung Quốc khống chế về kinh tế, ngoại giao và chính trị.

Nhìn lại các chiến lược trên, hẳn các bạn sẽ giật mình rằng Việt Nam đã bị Trung Quốc đô hộ với mô hình thực dân kiểu mới từ rất lâu rồi. Mang giàn khoan vào biển chỉ là một trong những bước cuối cùng.

Chủ Nhật, 18 tháng 5, 2014

VẾT THUƠNG QUÁ KHỨ CÓ CÓ KHIẾN NGUỜI TA GỤC NGÃ?


Những gì không hạ gục được bạn thì sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn.

Câu chuyện này tôi đuợc nghe 1 nguời kể lại về cái cây này được trồng vào nửa đầu của thế kỷ 20 ở một trang trại gần Beulah, bang Michigan (Mỹ). "Cuộc đời" nó là cả một câu chuyện đáng để chúng ta nhắc tới.

Vào những năm 1950, trong trang trại kia có nuôi một con bò lớn, người ta dùng xích buộc con bò vào thân cây. Nhiều khi nó bực tức hoặc phấn khích, liền chạy quanh cây, kéo theo sợi dây xích kim loại nặng trịch. Sợi xích này đã nghiến thành một đường rãnh hằn rất rõ trên lớp vỏ cây, ở đoạn cách mặt đất khoảng một mét. Nhưng không hiểu vì sao mà sợi xích vẫn không thể quật ngã hay làm cái cây khô héo.

Vết thương có làm bạn yếu đi?
Sau vài năm, gia đình nông dân sống trong trang trại chuyển nhà, mang cả con bò lớn đi theo. Họ cắt sợi dây xích, nhưng lại bỏ mặc vòng xích quấn chặt quanh cây đu. Nhiều năm tháng nữa, lớp vỏ cây dần dần hàn gắn vết thương, phủ lấp cả vòng xích hoen gỉ.

Thế rồi đến một năm, một thảm họa đã dội xuống Michigan, đó là dịch nấm cây do một loài bọ trên vỏ cây làm lây lan. Tất cả các cây cối trong vùng đều bị nhiễm bệnh và chết. Ai cũng cho rằng cây già cỗi trong trang trại cũng sẽ chịu chung số phận. Người ta đã định chặt cây, rồi chẻ nó ra làm củi trước khi cây chết và đổ sầm xuống khi có gió bão.

Nói vậy, nhưng cuối cùng, họ lại không nỡ lòng chặt cây già dường như đã trở thành một người thân. Thế là họ quyết định cứ để thiên nhiên làm công việc của mình.

Vết thương có làm bạn yếu đi?
Nhưng thật kỳ lạ: Cây không chết. Năm này qua năm khác, nó vẫn đứng nguyên, vươn cao kiêu hãnh. Không ai hiểu được tại sao lại có một cây duy nhất sống được trong cả vùng!

Các nhà nghiên cứu bệnh thực vật của trường Đại học bang Michigan đến xem xét cái cây kỳ lạ. Họ nhìn kỹ "vết sẹo" do sợi xích kim loại để lại trên thân cây - lúc này đã hầu như được che phủ bởi vỏ cây, còn sợi xích thậm chí bị ăn mòn.


Các nhà nghiên cứu thực vật cho rằng chính sợi xích đã cứu cây. Lý do là cây đã hấp thu quá nhiều sắt từ sợi xích hoen gỉ, đến mức nó trở nên miễn dịch với các bệnh nấm!

Những gì không hạ gục được bạn thì sẽ làm bạn mạnh mẽ hơn. Hay như Ernest Hemingway viết: "Cuộc sống làm gãy vỡ tất cả chúng ta, nhưng rồi sau đó, rất nhiều người trong số chúng ta lại trở nên mạnh mẽ nhất chính ở những điểm đã bị gãy vỡ".


Nếu có bao giờ bạn đến thăm Beulah, bang Michigan, hãy tìm cây tuyệt vời đó. Nó tỏa rộng tới 20m với vòm lá xanh tươi, đẹp như một chiếc vương miện. Chu vi thân cây phải đến gần 4m.

Và bạn đừng quên tìm vết thương mà sợi xích đã để lại trên cây. Nó như một lời nhắc nhớ rằng dù có những tổn thương, những thiệt thòi, nhưng chúng ta cũng vẫn có hy vọng! Vì nếu chúng ta không gục ngã bởi những vết thương, thì chúng sẽ cho chúng ta sức mạnh cần thiết để đối mặt, vượt qua và sống sót trước nhiều thử thách. Chúng thực sự có thể khiến chúng ta trở thành những con người mạnh mẽ hơn, và tốt đẹp hơn.


Thứ Sáu, 16 tháng 5, 2014

ĐÊM MỘNG MỊ NỐI DÀI


Có những người bước vào cuộc đời ta, rồi lại ra đi như chưa từng xuất hiện. Biệt tăm, không một dấu vết. Cũng có những người lướt qua như những khuôn mặt quen, gây ra đôi chút khó chịu, hạnh phúc, nhưng rồi cũng tan biến như hư vô trong cái vòng quay vô định của cuộc đời.

Và có những người, bước vào, và dẫn cuộc đời ta đến một bước ngoặt nào đó, làm xáo trộn mọi thứ vốn dĩ đã được sắp xếp theo một trật tự nhất định. Xáo trộn, ngay cả khi nó đã….lộn xộn lắm rồi, cũng giống như đau thương, rồi lại đau thương nữa, có những điều ngỡ đã lên đến đỉnh, nhưng hóa ra chỉ mới ở triền dốc của một con núi thật cao…

Ngày hôm kia trăng thật đẹp, tròn và sáng, ngồi với bạn Moon vẫn ở chỗ cũ, nghĩ về cuộc đời, về “confine tra amore e amicizia”, thấy mình bất lực trước quá nhiều cảm xúc. Có những câu hỏi, đôi khi chỉ hỏi mà không cần nhìn nhau đã biết câu trả lời, nhưng cũng có câu hỏi, hỏi mãi, mà không biết đâu là đáp án đúng. Chỉ có sự lửng lơ giữa đúng và sai, bấn loạn giữa những ngày dài lưng chừng giữa trưởng thành và trẻ con, ích kỷ và rộng lượng, trung thực và dối trá, yêu và ghét, nhớ và quên, say và tỉnh, sống bằng niềm tin hay thực dụng đời thường…

Có những thứ quá mong manh, mà bản thân mình, có níu kéo mấy cũng không níu giữ được.

Ngày hôm qua thì trăng rất xám, xám xịt. Vẫn tròn, nhưng màu xám và có viền đen ngang đầu, giống như đang bị treo cổ. Điềm gì chăng? Mặc dù hôm qua rất vui, thỏa mãn trong hầu hết mọi giác quan, xúc cảm đầy đủ. Và cũng có 2 sự kiện trong đại xảy ra, có khi nó rất đỗi bình thương, nếu xảy ra vào một lúc khác, ở một chỗ khác, với một người khác. Còn lần này thì không, nó đặc biệt, bởi mình đã mất khả năng chống chọi với những áp lực…

Tháng 5 dường như dài hơn, tự nhiên bấn loạn với những cảm xúc cuối cùng của những ngày cuối cùng. 

Nhưng nó có chỗ cho những vết xước, nỗi đau và những hố sâu đầy máu. Nếu thích, bạn cứ làm tổn hại nó, tùy, nhưng cái gì cũng có cái giá của nó. Đừng làm nỗi đau thêm dài….
Bởi cuộc đời, vốn dĩ đã quá nhiều mộng mị…
Quá nhiều mộng mị


ÔI CHÚNG TA ĐANG TRƠ TRỌI

Thoạt nhìn thì có vẻ như Việt Nam vừa thiết lập được những mối quan hệ bền chặt nhất từ trước đến giờ với hầu hết các quốc gia trên thế giới, nhất là với các nước lớn, qua đó tạo ra một thế giới an toàn cho Việt Nam.

Có vẻ như với nước nào thì có thể có bất ổn, chứ với Việt Nam thì không. Đâu cũng là bạn. Không có kẻ thù. Từ các quốc gia dân chủ Tây phương đến các quốc gia Hồi giáo cực đoan. Còn với các nước XHCN anh em, kể cả Venezuela của Maduro và cố TT Chavez, thì khỏi nói. Chỉ có luôn “hảo hảo”!

Nhưng thử hỏi: Nếu (mà chắc 90% là như vậy) Trung Quốc dứt khoát để cái giàn khoan của công ty Hải Dương lại ở chỗ nó vừa đến hôm 1-5, và tiến hành khoan thăm dò, tiến tới khai thác, thì sao? Liệu lãnh đạo ta có dám lệnh cho hải quân và cảnh sát biển xua đuổi nó và hàng trăm tàu bảo vệ nó đi nơi khác? 

Nếu nó hành xử giống như ở vùng biển nhà nó thì hải quân ta có dám nổ súng hay không? Nếu xảy ra xung đột vũ trang tại vùng biển này thì có nước nào, nhất là nước lớn, đem quân đến tham chiến giúp Việt Nam không?

Câu hỏi thứ nhất, với hai chữ “thì sao?”, gần như không có câu trả lời. Thậm chí người ta sợ đặt ra câu hỏi đó. Các câu hỏi sau đều có câu trả lời là “Không”.

Người Nga rất không ưa người Tàu và đã từng choảng nhau với người Tàu ngay từ khi còn là “đồng chí”. Nhưng trong tình trạng bị phương Tây cô lập và các nước đàn em vốn cùng trong Liên Bang với nhau đang xa lánh dần, Nga buộc phải duy trì quan hệ hữu hảo, ít ra là bên ngoài, với Trung Quốc, liên minh với nó để cùng đương đầu với phương Tây.

Người Nhật càng không ưa người Tàu và sẽ không chịu khuất phục, nếu Bắc Kinh xâm phạm chủ quyền của họ. Nhưng đem quân giúp Việt Nam đánh Tàu là chuyện khác. Chính nước Nhật còn đang cần sự hỗ trợ của Mỹ, và vì có sự hỗ trợ đó nên họ mới dám làm căng với Bắc Kinh đến mức đó.

Hoa Kỳ tuy muốn chống Tàu, và muốn lôi kéo Việt Nam tách ra khỏi quan hệ gắn bó với Trung Quốc, nhưng vì chưa lôi kéo được và nhận thấy Việt Nam chưa đáng tin, vẫn thiết tha với quan hệ cùng chế độ xã hội hơn, nên dứt khoát sẽ không tham chiến giúp Việt Nam.

Anh và Pháp cũng có quan điểm gần như Hoa Kỳ mà tiềm lực quân sự chưa đến mức có thể tham chiến mà ít ảnh hưởng đến các vấn đề kinh tế – xã hội của chính nước họ, nên cũng không thể trông cậy được.

Trong các nước ASEAN hiện chỉ có Philippines đang trong quan hệ căng thẳng với Trung Quốc, nhưng họ không mạnh về quân sự, và vì thế cũng đang phải dựa vào Mỹ.

Ngoài ra các “đối tác chiến lược” khác càng không thể trông cậy. Lào chăng? Hay Cuba? Hay Triều Tiên? Tất nhiên là đều không!

Dư luận quốc tế dù hầu hết nghiêng về Việt Nam và chê trách Trung Quốc nhưng vẫn chỉ răn đe chung chung. Sẽ không có nước nào đứng ra cùng chiến đấu với Việt Nam khi có chiến sự.

Việt Nam hiện còn trơ trọi hơn Ukraina, vì sau lưng Ukraina còn có cả EU và Mỹ. Việt Nam hiện nay cũng trơ trọi hơn Việt Nam thời bị cấm vận do vấn đề Campuchea, bởi khi đó Việt Nam còn có Liên Xô đứng bên cạnh. Cho dù khi đó Liên Xô rất không muốn dính líu vào cuộc chiến Việt-Trung, nhưng nếu Trung Quốc đánh đến tận Hà Nội thì lại là chuyện khác. Chính vì hiểu được điều đó nên Đặng Tiểu Bình đã kết thúc cuộc chiến hai tháng sau khi phát động nó.

Bây giờ là lúc Việt Nam cần lựa chọn giữa một bên là mối quan hệ “đồng chí” giả hiệu với kẻ miệng nam mô bụng một bồ dao găm và bên kia là những nước khác chế độ xã hội nhưng có lương tri và đáng tin hơn gấp nhiều lần. Thực tế quan hệ ngoại giao mấy chục năm qua đã đủ để lãnh đạo Việt Nam nhận ra “kẻ thù” còn thật bụng hơn “đồng chí”. Vấn đề bây giờ là họ đặt quyền lợi nào lên trên, của một tập đoàn hay của toàn dân tộc.

Chỉ có vì quyền lợi của toàn dân tộc, từ bỏ đường lối dựa hẳn vào Trung Quốc như hơn 30 năm nay, Việt Nam mới có cơ hội thoát ra khỏi tình trạng trơ trọi hiện nay.


Thứ Năm, 15 tháng 5, 2014

KHÔNG PHẢI KHI NÀO NÓI THẬT CUNG LÀ TỐT


Cũng như những đứa trẻ khác, lúc nhỏ, tôi luôn luôn được người lớn dặn dò con phải luôn luôn thật thà không được nói dối trong bất kỳ trường hợp nào. Và để chứng tỏ mình là đứa trẻ ngoan, tôi đã làm theo điều đó một cách tuyệt đối.

Thế rồi cho đến một hôm, tôi bị la vì tội ... nói thật ! Tôi bắt đầu lờ mờ nhận ra rằngkhông phải lúc nào cũng cần phải nói thật. Càng lớn, tôi càng nhận ra điều ấy một cách rõ nét hơn.


Thật vậy, theo những gì tôi nhận thức được, ta chỉ cần nói thật với những người thực sự muốn nghe điều đó. Trong những trường hợp tôi biết chắc rằng lời nói thật của mình là quan trọng và nó sẽ giúp được cho ít nhất là một người. Còn không thì, hoặc là tôi sẽ không nói gì hết, hoặc tôi sẽ không nói thật ...


Hãy thử nghĩ xem, liệu có tốt không khi cha mẹ nói thật cho con của họ biết, nó không phải là đứa con mà họ mong chờ, họ không cần có nó trong cuộc đời này ... Hay khi một người thầy nói thật cho những đứa học trò non nớt biết mặt trái của cuộc sống, rằng cuộc sống này với đầy rẫy những cạm bẫy xấu xa, phức tạp...Hay một bác sĩ nói thật cho bệnh nhân biết rằng, họ sắp chết, rằng gia đình họ đã bỏ rơi họ ...


Nói thật và nói dối
Không có nghĩa là tôi khuyến khích hay đồng tình với tất cả mọi lời nói dối, nhưng với tôi nếu lời nói dối của ta có thể giúp cho người nghe có thêm hy vọng, niềm tin và sống vui vẻ, thì tại sao ta lại không NÓI DỐI. Điều duy nhất cần nhớ và cũng tuyệt đối quan trọng đó là lời nói dối ấy phải thật sự vô hại.


Nói thật và nói dối
Khi bước thêm vài bước nữa trong cuộc đời, tôi lại tiếp tục nhận ra được một điều khác không kém phần quan trọng. Một khi bạn nói sự thật thì bạn phải chắc chắn rằng bạn đã tường thuật nó với độ chính xác tuyệt đối! 

Sẽ thật là nguy hiểm nếu lời nói thật được trích dẫn ra một cách không trọn vẹn nhằm phục vụ cho một mục đích xấu. Điều này còn nguy hiểm hơn cả lời nói dối vì nó làm cho người nghe ở trạng thái nửa tin nửa ngờ và khi kiểm tra lại một vài dẫn chứng thì không thể phủ nhận vì đó có một phần là sự thật và thế là những thông tin sai đi kèm cũng sẽ được công nhận là đúng, cho dù khi nói ra những điều đó, bạn đang ở trong một tình huống khác và với mục đích khác, hoàn toàn không liên quan gì. Lúc đó, bạn sẽ không có cơ hội để thanh minh, giải thích, bởi điều ấy là có phần đúng.

Bạn nghĩ sao về điều này ?


Thứ Hai, 12 tháng 5, 2014

ÔI NHỮNG CÁNH THƯ NGÀY ẤY


Đã lâu rồi tôi chưa nhận đựơc một lá thư tay, hay nói đúng hơn là thời đại công nghệ thông tin phát triển vượt bậc, thư tay đã trở thành " mỹ từ xa xỉ" với mọi người. 

Đơn giản vì viết thư tay mất rất nhiều thời gian, cộng thêm tốn hao giấy mực. Viết một lá thư có thể tốn 2, 3 đôi giấy, viết rồi lại xé, xé rồi lại viết và cứ thế. Rồi lại phải tốn thời gian mang thư đi gởi, rồi lại hồi hộp chờ đợi đứng ngồi không yên mong ngóng tới ngày được nhận thư hồi âm. Tất cả những điều đó nó càng làm cho con người ta ngày một lười viết thư tay và dần lãng quên đi những gì gọi là kí ức.
Còn đâu hỡi Những lá thứ tay
Tôi biết thời đại ngày nay công nghệ thông tin phát triển lắm, chúng ta đâu cần phải mất nhiều thời gian công sức cho một bức thư, cũng không cần tối thời gian đi gởi thư, rồi lại chờ đợi hồi âm... Viết thư tay nhanh lắm cũng phải mất 3 ngày, còn nếu chậm thì có thể mất cả tuần, đó là chưa kể việc thất lạc hay nhầm địa chỉ. 

Ngày nay muốn liên lạc với nhau người ta chỉ cần viết một cái Email rồi click chuột gởi là xong, người ta có thể nhìn thấy mặt nhau những khi lên yahoo chat, người ta có thể nghe giọng nói của nhau mỗi khi gọi điện thoại cho nhau. Chỉ trong vài giây người kia có thể nhận được hết những thông điệp yêu thương từ người thân của họ mà không cần phải tốn quá nhiều thời gian quá nhiều giếy mực. Song, chợt nghĩ giá trị của những lá thư tay ngày nay đã chìm vào quên lãng...


Còn đâu hỡi Những lá thứ tay
Thời còn là học sinh tôi và nhỏ bạn thường viết thư tay liên lạc với nhau vì hai đứa học ở hai thành phố, cứ mỗi tuần tôi lại viết một lá thư cho cô ấy kể về gia đình, học tập. Những lá thư đã được viết vào đêm khi ánh đèn đã tắt, những lá thứ có khi thấm đẫm giọt nước mắt và những nỗi buồn của tôi. Giờ đây dù thời gian đã đi qua dù có bao nhiêu thay đổi, dù nét chữ trong thư đã nhòe theo năm tháng, dù mảnh giấy đã trở nên úa vàng... cho đến giờ tôi vẫn giữ những bức thư ấy, bởi với tôi đó là kỷ niệm đẹp của một thời học sinh thơ mộng quá.

Còn đâu hỡi Những lá thứ tay
Ngày nay người ta có thể dùng một cái click chuột để gởi cho nhau những lời yêu thương, người ta có thể gọi điện cho nhau hàng giờ, người ta có thể nhìn thấy mặt nhau qua yahoo chat... Nhưng tất cả những thứ ấy sao quá mỏng manh, bởi tôi sợ một ngày nào đó người ta cũng có thể dùng một cái click chuột để delete đi tất cả.